Năm 1971, tỉnh Thiểm Tây xảy ra một cơn địa chấn khiến địa hình bị thay đổi. Các kênh rạch trong làng bị bùn lấp dày đặc khiến dân làng phải tổ chức nạo vét, phòng tránh mưa lũ phá hủy mùa màng.
Cùng tham gia nạo vét năm đó có ông Lưu, một lão nông trong làng. Khi đang cố gắng đào hết đám bùn, lão nông này va phải một vật cứng trong đất. Vội bỏ cuốc và dùng tay đào ra, ông tìm thấy một chiếc hũ có hình dáng lạ. Sau đó ông tiếp tục đào và tìm thấy 3 cái hũ khác giống hệt nhau.
Vốn chỉ là một nông dân, ít được tiếp xúc với lịch sử hay khảo cổ học nên ông Lưu không biết chúng dùng để làm gì. Mang về nhà, vợ ông Lưu cho rằng đây là một chiếc bô đi tiểu và yêu cầu ông vứt đi. Tiếc của, ông Lưu giữ lại và đem ra làm bô đi tiểu đêm và được đặt dưới chân giường.
Sau này khi được tiếp cận kiến thức về các di tích văn hóa, gia đình ông Lưu đã ngờ ngợ rằng chiếc bình này có thể là một báu vật. Đến năm 1997, con trai ông đã lấy một chiếc bình để đem đến bảo tàng nhận dạng. Sau quá trình thẩm định, các chuyên gia mới ngỡ ngàng vì đây là một bảo vật quốc gia.
Cổ vật này có tên gọi là "Tể thú quỹ" thời Tây Chu, là một cách gọi cổ địa chỉ những đồ vật dùng để chứa đựng. Do chất liệu làm bằng đồng và được bảo quản tốt, nên chiếc hũ đồng này vẫn chưa bị hư hại gì.
Cuối cùng, bảo tàng đã đề nghị mua lại cổ vật với giá 2.000 Nhân dân tệ, đồng thời đề nghị mua lại toàn bộ các bình cổ vật nếu gia đình ông Lưu còn giữ các bình khác. Nhưng người con trai đã phủ nhận vì sợ rằng cả ba món đồ còn lại sẽ bị tịch thu.
Sau đó, dưới sự thuyết phục liên tục của các chuyên gia, ông Lưu cuối cùng đã đồng ý trao lại ba báu vật quốc gia còn lại với mức giá 100.000 nhân dân tệ.
Năm 1999, ba bảo vật quốc gia còn lại của gia đình ông Lưu chính thức được trao trả cho bảo tàng, kết thúc "quãng đời lưu lạc nhân gian". Đây quả là một hành trình đầy thú vị và cũng gian nan trong việc tìm lại bảo vật quốc gia tại đất nước hàng ngàn năm lịch sử này.