Dịch bệnh là một trong những điều không thể tránh khỏi với loài người sinh sống trên Trái đất. Có những dịch bệnh quái quỷ mà lịch sử nhân loại từng ghi nhận, như dịch bệnh cười Tanganyika, sau này là quốc gia Tanzania ở Đông Phi.
Dịch bệnh cười không ngừng tại Tanzania được coi là một trong những dịch bệnh quái quỷ nhất mà nhân loại từng chứng kiến. Ảnh: Internet
>>> Xem thêm: 5 đại dịch kinh hoàng nhất từng ám ảnh thế giới trong quá khứ
Ngày 30/1/1962, tại một trường nữ sinh do các nữ tu quản lý ở Kashasha, Tanzania, ba nữ sinh trẻ bắt đầu cười. Tuy nhiên, khác với những lần cười đùa kết thúc sau vài phút, ba nữ sinh trên vẫn cười liên tục đến vài giờ đồng hồ rồi sau đó ngất xỉu.
Không dừng lại ở đó, chứng bệnh cười đến mất kiểm soát này bắt đầu lây lan sang các học sinh khác trong trường. Thậm chí nó còn phát tán đến cả những ngôi trường của các làng xung quanh.
Người mắc chứng bệnh kì quặc này đều cười không thể kiểm soát, ngay cả khi bản thân không muốn như vậy. Họ không thể ngừng cười và liên tục "ngoác miệng" trong vài giờ, thậm chí vài ngày. Trường hợp được ghi nhận là một ca cười không ngừng được suốt 16 ngày, sau đó ngất xỉu.
Ngoài các biểu hiện này, người bị bệnh cười không ngừng có thể bị phát ban, bồn chồn, lo lắng, thỉnh thoảng đi kèm bạo lực và ngất xỉu vì quá mệt.
Trường hợp cười dài nhất lên tới 16 ngày, sau đó ngất xỉu vì kiệt sức. Ảnh: Internet
Chỉ trong thời gian ngắn, chứng bệnh cười này đã lây lan ra hơn 1.000 người, hầu hết trong số đó đều là học sinh. Tới ngày 18/4/1962, Theo ước tính, khoảng 1.000 người đã mắc chứng bệnh cười kỳ lạ trên. Chứng loạn thần kinh lây lan ra các ngôi làng gần đó. Hàng ngàn trẻ em bị ảnh hưởng, và 14 trường học buộc phải đóng cửa. Điều đặc biệt là đối tượng mắc căn bệnh kỳ lạ này chỉ có trẻ em.
Các nhà khoa học và các chuyên gia đã nhanh chóng vào cuộc để tìm ra nguyên nhân cũng như phương án điều trị. Nghiên cứu phát hiện ra rằng các trường hợp cười này đều bắt nguồn từ một người có dấu hiệu tâm lý bất thường, rơi vào trạng thái cười gây lo lắng, tạo ra hiệu ứng dây chuyền, sau đó lan ra những người xung quanh. Dần dần, nó la rộng trong môi trường trường học và những quần thể liên quan khác.
>>> Xem thêm: Dịch Covid-19 ở Bắc Kinh có thể bắt nguồn từ Nam Á - Đông Nam Á
Theo các nhà khoa học, bệnh cười không ngừng là một trường hợp bệnh tâm lý hoặc xã hội hàng loạt. Ảnh minh họa
Nhà khoa học Christian Hempelmann thuộc Đại học Texas A&M (Mỹ), người đã thực hiện nghiên cứu về dịch bệnh trên, cho rằng dịch bệnh cười là một trường hợp bệnh tâm lý hoặc xã hội học hàng loạt, có khả năng tấn công trong những môi trường mang tính căng thẳng cao, cụ thể ở đây là môi trường trường học, nơi học sinh thường gặp nhiều áp lực về chuyện học hành, bài vở và thi cử.
Ngoài ra, nhà khoa học này cũng cho rằng dịch cười không ngừng là dạng bệnh tâm lý. Đối tượng mắc phải thường là học sinh, gặp nhiều áp lực học tập. Dù tiếng cười vốn mục đích để giải tỏa căng thẳng nhưng các học sinh này lại thể hiện trạng thái tâm lý bất ổn. Dịch bệnh này dễ lây lan giữa các học sinh do họ có chung sự áp lực.
Trong các trường hợp, học sinh dùng tiếng cười này để giải tỏa căng thẳng nhưng dịch bệnh cười này lại đem đến điều ngược lại. Ảnh minh họa
>>> Xem thêm: Trung Quốc phát hiện loại virus cúm mới, có khả năng gây đại dịch
Cuối cùng, người ta kết luận rằng đây là một trường hợp bệnh tâm lý trên diện rộng. Theo ông Christian, trong trường hợp dịch bệnh cười Tanganyika, những bệnh nhân dùng tiếng cười để giải phóng sự áp lực và đau khổ mà họ đã tích tụ lâu ngày.
Cho đến nay, dịch bệnh cười Tanganyika vẫn là một trong những loại dịch bệnh quái quỷ nhất thế giới mà nhân loại từng ghi nhận.