Cảnh cắt từ video cho thấy một thuyền viên người Indonesia trên tàu Long Xing 629 được mai táng như thế nào. Ảnh: SCMP
Moh Abdi Suhufan, điều phối viên của nhóm hoạt động Destrative Fishing Watch Indonesia cần phải siết chặt các quy định hoặc cấm các tàu như vậy tuyển dụng lao động là cần thiết. Giới chức Bắc Kinh và Jakarta đang điều tra sự việc xảy ra trên tàu cá Long Xing 629 sau khi những ngư dân bị ép làm việc tới 2 ngày mà không được nghỉ ngơi hay cho ăn uống thích hợp và bị bạo hành, chửi bới. Ông Suhufan nói rằng số người Indonesia bị lạm dụng như vậy còn nhiều hơn báo cáo và nếu chính phủ tiếp tục để các công ty đánh cá Trung Quốc tuyển dụng trong nước thì nghĩa là sẽ có thêm các nạn nhân bị lạm dụng.
Trong các cuộc trả lời phỏng vấn với một luật sư người Hàn Quốc khi rời Long Xing 629 vào tháng 4 sau hơn một năm lênh đênh trên biển, 14 thuyền viên người Indonesia còn sống sót đã mô tả việc họ phải làm việc tới 21 giờ/ngày mà không có nổi một bữa ăn tử tế, phải ăn cơm với mồi cá và muối, trưng cất nước biển để uống. Kể từ đó đã có thêm nhiều báo cáo về các vụ lạm dụng xảy ra trên những con tàu Trung Quốc khác. Cuối tháng trước, cảnh sát Indonesia cho biết họ đã mở một cuộc điều tra về cái chết của một ngư dân trên tàu Lu Qing Yuan Yu 623. Theo báo cáo thì thi thể người này đã bị ném xuống biển ở ngoài khơi Somalia vào tháng 1 sau khi anh bị đánh đập bằng ống kim loại và chai thủy tinh.
Tổ chức Destructive Fishing Watch Indonesia cho biết họ cũng nhận được những báo cáo thông qua các trung tâm ở Tegal và Bitung về việc một người Indonesia chết trên tàu gắn cờ Pakistan ở Karachi. Người này được chuyển từ một tàu Trung Quốc sang tàu đó khi bị ốm và cuối cùng bị bỏ rơi.
Tháng trước, Đại sứ quán Trung Quốc tại Indonesia nói rằng họ "rất coi trọng vấn đề liên quan đến các thuyền viên Indonesia trên tàu cá Trung Quốc" và các nhà chức trách hiện đang điều tra. "Đây là một sự cố đáng tiếc... Chúng tôi hy vọng và tin rằng dựa trên những sự thật sau cuộc điều tra và theo luật pháp, quy định và hợp đồng kinh doanh liên quan, vụ việc sẽ sớm được giải quyết thông qua sự tư vấn hữu nghị giữa hai bên", Đại sứ quán Trung Quốc tuyên bố.
Khoảng 23.500 người Indonesia hiện đang làm việc trên các tàu đánh cá nước ngoài, theo ước tính của chính phủ. Giấy phép sử dụng lao động như vậy có thể được cấp thông qua 5 kênh khác nhau, dẫn đến sự thiếu kiểm soát, ông Suhufan nói. Điều này có thể tránh được nếu quy trình được đơn giản hóa và chuyển qua Bộ Nhân lực của đất nước.