Bắc Kinh không hài lòng với cơn thịnh nộ của tổng thống Mỹ về vấn đề Triều Tiên. Một số nhà quan sát cho rằng Trung Quốc nên chống lại Mỹ.
Trong nhiều tháng, vị "tổng tư lệnh" cuồng Twitter của Mỹ đã cố thuyết phục Bắc Kinh tham gia cuộc thập tự chinh chống lại Kim Jong-un của mình. Và vào ngày hôm nay, 12/8, ông đường như đã đạt được bước tiến.
Sau khi Bắc Kinh ủng hộ cuộc bỏ phiếu của hội đồng an ninh nhất trí nhằm vào Bình Nhưỡng, ông Trump đã khoe khoang với 35 triệu "tín đồ" trên Twitter của mình:
Tuy nhiên, chưa đầy 72 giờ sau, ngài tổng thống Mỹ "đồng bóng" đã "đáp trả" sự ủng hộ của Trung Quốc bằng một câu nói "sảy miệng" tại CLB golf ở New Jersey.
"Triều Tiên tốt nhất là đừng gây ra bất cứ mối đe dọa nào cho Mỹ, bằng không họ sẽ phải hứng chịu bão lửa và sự giận dữ mà thế giới chưa từng thấy", ông Trump nói với các phóng viên.
Những bình luận này dường như chọc giận nhà cầm quyền Trung Quốc nhiều ngang với sự xuất hiện của chúng trên tiêu đề các báo.
John Delury, một chuyên gia về Trung Quốc và Triều Tiên đến từ ĐH Yonsei ở Seoul, nói rằng Bình Nhưỡng sẽ thưởng thức những bình luận gây hấn của ông Trump. Đó là thứ củng cố tuyên bố Mỹ đang vây hãm Triều Tiên.
Tuy nhiên, Trung Quốc, nước đã nhượng bộ mà ủng hộ những lệnh trừng phạt mới nhất của LHQ, sẽ không mấy thích thú. "Trump, sau khi giành chiến thắng (trong cuộc bầu cử), giờ đây đang buông thả bằng những lời nói đả kích, làm gia tăng mọi căng thẳng... Điều đó không tốt cho Bắc Kinh", ông Delury nói.
Bắc Kinh đã đáp trả những ý kiến từ sân golf của ông Trump bằng một tuyên bố ngắn gọn của bộ ngoại giao. Theo đó, bộ này kêu gọi "tất cả các bên tránh những ngôn từ hay hành động mà có thể làm leo thang tình hình" và cho biết cần "những nỗ lực lớn hơn" để giải quyết vấn đề.
Tuy nhiên, Shi Yinhong, một cố vấn Chính sách ngoại giao cho hội đồng quốc gia (giống như nội các) của Trung Quốc nói rằng "những lời lẽ hăm dọa cực kỳ nguy hiểm" của ông Trump - ông tin cũng phần nào nhắm vào Trung Quốc - sẽ là nỗi thất vọng lớn đối với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ông Tập vốn đang tìm cách giúp đỡ người đồng cấp Mỹ của mình.
"Ngôn từ (của Trump) rất khiêu khích", Shi, một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại ĐH Nhân Nhân, Bắc Kinh nói.
"Nó có 30% khiêu khích và 70% là hùng biện. Nhưng ông Kim Jong-un là một người hoang tưởng, vậy nên những lời lẽ và sự hăm dọa kiểu này có thể lãnh hậu quả đáng tiếc (kiểu như châm ngòi)... một số hành động không mong muốn".
Kể từ sau khi nhậm chức vào tháng Giêng, ông Trump đã nỗ lực để dỗ ngọt ông Tập sao cho ông ấy làm nhiều hơn, giúp mình giải quyết cái gọi là "mối đe dọa từ Triều Tiên".
"Triều Tiên đang hành xử rất tệ... Trung Quốc thì đang làm quá ít để giúp đỡ", ông ấy viết trên Twitter hồi tháng Ba. Còn trong tháng Tư, ông Trump tweet:
Tháng trước, sau vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên của Triều Tiên, ông Trump tweet: "Có lẽ Trung Quốc sẽ có một động thái lớn đối với Triều Tiên và chấm dứt hành động điên rồ này hoàn toàn".
Trump đã thừa nhận mình kiềm chế một Trung Quốc đang thách thức về mặt thương mại để có được sự ủng hộ của Bắc Kinh trong cuộc bỏ phiếu của LHQ hôm 12/8. Các quan chức Mỹ đã trì hoãn thông báo cuộc điều tra cáo buộc lạm dụng tài sản trí tuệ. Nhiều người lo điều này có thể gây ra một cuộc chiến tranh thương mại.
Shi nói rằng ông Tập đang cố gắng để hợp tác, dẫn chứng việc Trung Quốc ủng hộ các lệnh trừng phạt gần đây của LHQ. Bắc Kinh hy vọng những hành động như thế này, cộng thêm việc sử dụng chiến thuật ngoại giao yên tĩnh có thể giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng hiện nay. "Nhưng tuyên bố của ông Trump đi ngược lại hoàn toàn", ông Shi nói thêm. Vị chuyên gia này kêu gọi Trung Quốc có những động thái thách thức Nhà Trắng.
"Trung Quốc hiện chỉ gây áp lực lên Triều Tiên. Chúng ta nên cân bằng nó và đặt áp lực lên cả Mỹ bởi vì nguy hiểm đến từ cả 2 phía", Shi nói.
"Trung Quốc nên đưa ra một tuyên bố - giống như những gì đã làm vài năm trước - nói rằng: "Bất cứ ai muốn trút bão lửa và giận dữ lên ngưỡng cửa của Trung Quốc đều sẽ không được phép".
Delury nói rằng tuyên bố có tính chất kích động của ông Trump sẽ làm phức tạp thêm những nỗ lực lôi kéo Trung Quốc của ông.
"Thực tế những gì mà ông ấy đã làm là đe dọa chiến tranh nếu Triều Tiên tiếp tục hăm dọa Mỹ - đó là bản chất thực sự của bình luận này. Nó không phải là một động thái tốt nếu như bạn đang cố kéo Trung Quốc về phía mình bởi họ có lòng tin đối với quan điểm của Triều Tiên: lý do đánh chặn hạt nhân đầu tiên là mối đe dọa Mỹ. Và họ sẽ không thấy hành động quân sự nào được chứng minh như những lời hăm dọa từ phía Triều Tiên
"Theo quan điểm của trung Quốc thì ông Trump mới là người leo thang".
Tuy nhiên, Cheng Xiaohe, một chuyên gia về Triều Tiên tại ĐH Nhân Dân nói rằng cơn giận của Bắc Kinh cũng sẽ ảnh hưởng tới Bình Nhưỡng.
Cheng nói rằng sự giận dữ của ông Trump đối với hành vi "hoàn toàn không thể chấp nhận được" của Kim Jong-un là điều dễ hiểu. Vị chuyên gia này cũng tin rằng Trung Quốc sẽ phẫn nộ trước những khiêu khích "phi lý và không khôn ngoan" của Triều Tiên. "Đùa với lửa trước một siêu cường cuối cùng có thể khiến bạn bị thiêu cháy", ông cảnh báo.
"Trump đã gửi đi một thông điệp rõ ràng, có trọng lượng: Mỹ đã sẵn sàng sử dụng vũ lực... Đội quân của Trump chưa được hình thành nhưng ông ấy được vây quanh và ảnh hưởng rất lớn từ các tướng lĩnh... vậy nên, cuối cùng, nếu Mỹ sử dụng vũ lực, ông ấy đã có được một loạt người từng tham chiến trước đây".
Ông Cheng nói rằng Trung Quốc giờ đây cần tăng cường thúc đẩy một giải pháp ngoại giao, đồng thời gây áp lực cho Bình Nhưỡng. "tôi chắc chắn là cách tiếp cận mềm mỏng với Bình Nhưỡng đã thất bại".
Cuộc khủng hoảng này là cơn đau đầu nghiêm trọng đối với ông Tập. Bản thân ông ấy đang chuẩn bị cho 2 sự kiện nhạy cảm chính trị và quan trọng vào nửa cuối năm nay.
Trong năm nay, ông Trump dự kiến tới thăm Trung Quốc trong bối cảnh có những cảnh báo là mối quan hệ của 2 cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới đạt tới "điểm xoay" lịch sử. Mùa thu năm nay, Bắc Kinh tổ chức cuộc họp thượng đỉnh của đảng Cộng sản Trung Quốc, đánh dấu kết thúc nhiệm kỳ 5 năm lần thứ nhất của Tập Cận Bình. Trong sự kiện này, ông Tập hy vọng thắt chặt quyền lực bằng việc đưa những người trung thành vào nắm giữ những vị trí quan trọng.
Ông Shi nói rằng nhà lãnh đạo Trung Quốc cần chống lại Trump bất chấp những quan ngại về "ảnh hưởng tiêu cực" của cuộc khủng hoảng Triều Tiên có thể xảy đến cho công tác chuẩn bị đại hội. "Nếu có một cuộc xung đột quân sự thì tác động tiêu cực còn lớn hơn rất nhiều".
Bảo Linh (theo The Guardian)