Nhiều người nghĩ rằng những sự kiện trong Thế chiến I và II về cơ bản là lịch sử cổ xưa và không có ảnh hưởng tới thực tế địa chính trị hiện nay. Tuy nhiên, theo nhà báo, nhà khoa học chính trị Mỹ Phil Butler, "những đặc tính kỹ thuật" đã bị lãng quên từ lâu nhất định có thể bất ngờ trở thành chìa khóa vàng để giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.
Trong một bài viết đăng trên website New Eastern Outlook, Phil Butler cho rằng: "Không có nhiều người đọc điều này sẽ biết rằng về mặt kỹ thuật, có rất nhiều quốc gia vẫn còn đang chiến tranh với Nhật Bản và Đức cũng như các cường quốc thuộc trục Berlin khác".
Trong số đó có Lebanon, Iraq, Iran và Syria, ông nói. Nhà báo Mỹ này cũng mỉa mai thêm rằng trong khi trục này xoay vòng thì "những người tị nạn tại khu vực đang tràn vào lãnh thổ của đối phương với số lượng lên đến hàng trăm nghìn người".
Nhìn lại năm 1945, khi các nước Đồng minh của Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô và được thừa nhận thẩm quyền tối cao đối với nước Đức, có "rất ít tài liệu nói về tính chính xác của việc các nước trong trục Berlin đầu hàng, chuyển nhượng".
"Với nước Đức nói riêng, họ đã lập luận rằng việc bị đánh bại dưới tay các nước Đồng minh thực tế là thất bại hoặc bị tiêu diệt khi đánh nhau với một nước có chủ quyền".
Kể từ đó, trong hơn 70 năm, Đức là "một chư hầu của Anh và Mỹ". Tuy nhiên, chỉ cần một tài liệu có thể thay đổi tất cả.
Trong những năm Chiến tranh Thế giới II, khu vực Trung Đông được bao quanh với ý tưởng của T.E.Lawrence, còn được biết đến với tên gọi Lawrence xứ Ả Rập. Ông là người đã thúc đẩy ý tưởng về một Trung Đông tự do và gắn kết.
Đại tá T.E.Lawrence trong bức hình chụp ngày 3/10/1928, người đàn ông bí ẩn của sa mạc. Ảnh: AP |
Thomas Edward Lawrence là một nhà khảo cổ học, sĩ quan quân đội và ngoại giao người Anh.
"Được tình báo quân đội Anh phân công hình thành một đội quân Ả Rập để nổi dậy chống lại quân Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ, Lawrence sau này đã vỡ mộng với việc phân chia Ả Rập sau chiến tranh. Ông đặc biệt thất vọng với nỗ lực của hoàng gia để thành lập một nhà nước Do Thái ở giữa Palestine", Butler nói.
Ý tưởng của ông đã khiến phương Tây lo sợ nhiều. Vào năm 1941, sau cái chết bí ẩn của ông (1935), các cường quốc phương Tây đã phát động chiến dịch có tên gọi Syria - Lebanon, còn được biết đến với tên gọi Chiến dịch Exporter.
"Trận chiến của Syria và Lebanon diễn ra ở nơi mà IS, Al-Qaeda, các chiến binh thánh chiến ôn hòa, các chiến binh "được ủy nhiệm" khác đang giết chóc lẫn nhau ngày nay. Thành phố cổ Palmyra và nhiều nơi khác tại Iraq đã từng đổ máu cho tới cuộc đình chiến Saint Jean d'Acre, về cơ bản khiến Syria và Lebanon xoay trục sang Anh", nhà khoa học chính trị nói.
"Sau đó, Syria và các quốc gia khác tuyên chiến với Đức quốc xã nhưng chưa từng có một tài liệu chính thức nào được ký kết giữa Đức và các nước này".
Tác giả cho biết việc ký tài liệu đặc biệt này có thể rất quan trọng để kết thúc cuộc chiến tại Syria trong hòa bình.
"Giờ đây, một hiệp ước giữa Syria, Lebanon, Iran, Iraq và các nước khác - những nước không chính thức ký vào những bản tuyên bố như vậy - sẽ hoàn thành 3 chức năng rất quan trọng".
"Ví dụ, chức năng thứ nhất và trước tiên, là ông Bashar Hafez al-Assad môi giới cho "cuộc đình chiến" giữa các nước hướng tới khái niệm về Ả Rập độc lập mà T.E.Lawrence ủng hộ. Ông Assad như chất xúc tác sẽ đảm bảo cho nhiều người Hồi giáo và bác bỏ khả năng hình thành một Đế chế Ottoman mới, trong đó có một số nhà nước tự xưng đang hoạt động".
"Thứ hai, một hiệp ước giữa Đức và Syria nói riêng sẽ tổ chức lại một cách mạnh mẽ chiến lược đồng minh phương Tây".
"Cuối cùng và có lẽ là quan trọng nhất, nước cộng hòa Đức đóng lại quá khứ, vứt bỏ những tàn tích mà Đức quốc xã để lại, để người dân Đức một lần và mãi mãi thoát khỏi sự kiểm soát của đồng minh".
Do đó, châu Âu đã đứng chung hàng các nước Trung Đông trong nền hòa bình thế giới. Nhà khoa học kết luận rằng: "Đức là một trong những chìa khóa cho một nền hòa bình tiên quyết. Mỹ và Anh không có cơ hội giành quyền bá chủ nếu đứng một mình".
Bảo Linh (theo Sputnik)