Cảnh quay từ Cung điện Hoàng gia ở Bangkok ngày 20/5/1992 ghi lại khoảnh khắc một nhóm người quỳ dưới chân quốc vương Bhumibol. Đối với nhiều người, đây đại diện cho thời khắc quan trọng trong lịch sử Thái Lan.
Một trong những người đàn ông xuất hiện trong video là tướng Suchinda Kraprayoon. Trước đó, ông đã từng tham gia một cuộc đảo chính và được bộ nhiệm làm thủ tướng Thái Lan.
Người còn lại là Chamlong Srimuang, cầm đầu cuộc nổi dậy ủng hộ dân chủ chống lại tướng Kraprayoon.
Đức vua Bhumibol triệu tập tướng Gen Suchinda Kraprayoon (giữa) và Chamlong Srimuang (trái) cùng tới cung điện sau tình trạng bất ổn năm 1992. Ảnh: BBC |
Bên ngoài, những cuộc biểu tình và đàn áp quân sự đã khiến nhiều dân thường thiệt mạng. Tại thời điểm đó (sau này người Thái gọi là Tháng 5 đen tối), có vẻ như không có cầu nối dẫn tới sự phân chia, cũng không có bên nào sẵn sàng xuống nước.
Cuối cùng, đức vua Bhumibol Adulyadej đã triệu tập 2 người đàn ông kia đến cung điện và nói với họ:
"Đất nước này là của mọi người, chẳng phải của 1 hay 2 người cụ thể nào cả. Những người đối đầu với nhau cuối cùng sẽ là người thua cuộc. Và kẻ thua cuộc trong số những người thua cuộc sẽ là đất nước này..."
"Mục đích là gì khi các anh nói với chính mình rằng anh là người chiến thắng nhưng anh lại đứng trên đống đổ nát và những mảnh vụn?"
Những lời nói đơn giản nhưng đã thâu tóm được tâm trạng của toàn bộ đất nước Thái Lan khi ấy.
[mecloud] HeqV4QcHZf[/mecloud]
"Uy quyền đạo đức"
Cảnh quay 2 người đàn ông cúi đầu, chấp nhận sự cầm quyền của đức vua là khoảnh khắc ông củng cố vị trí người phân xử cuối cùng ở một đất nước thường xuyên bị chia rẽ như Thái Lan".
"Không ai có thể đóng vai trò này tại thời điểm đó, ở hoàn cảnh đó, trừ một người là đức vua Thái Lan", Thitinan Pongsudhirak đến từ ĐH Chulalongkorn nói.
Đây không phải lần đầu tiên nhà vua can thiệp vào những sự kiện như thế này mặc dù trên lý thuyết, vị trí của ông được xem như trên chính trị.
Vào năm 1973, những người biểu tình ủng hộ dân chủ đã bị binh sĩ xả súng. Họ đã được phép vào cung điện và được bảo vệ. Sau đó, toàn bộ chế độ của Thủ tướng Thanom Kittikachorn khi ấy sụp đổ.
Vào năm 1981, đức vua Bhumibol đã đứng lên chống lại một nhóm sĩ quan quân đội tổ chức đảo chính tại Bangkok.
Quyền lực của ông dường như xuất phát từ tình yêu sâu sắc và sự tôn kính của người Thái Lan dành cho ông, chứ không phải chỉ là một biểu tượng của công chúng. Ông như một người cha nhân từ mà người dân Thái Lan luôn dõi theo, noi gương.
"Ông ấy có uy quyền đạo đức, điều đó được tích lũy qua nhiều thập kỷ", ông Pongsudhirak nói.
"Đó là sức mạnh tuyệt đối của nhân cách và lối sống cá nhân. Ông ấy được xem là người dẫn đầu một lối sống gương mẫu khiến nhiều người kính trọng".
Trong những năm tháng sau này, đức vua ít ra mặt trên chính trường hơn mặc dù Thái Lan đã chao đảo từ cuộc khủng hoảng này sang cuộc khủng hoảng khác. Một số nguoiwf nói rằng bất chấp tuổi tác, sức khỏe, đức vua vẫn có tầm ảnh hưởng phía sau hậu trường.
[mecloud]pHkzlDUBBa[/mecloud]
Vào năm 2006, trước sự quản lý gây chia rẽ của Thủ tướng Thaksin Shinawatra, đức vua không công khai ra mặt, thay vào đó, ông đôn đốc cơ quan tư pháp giải quyết bế tắc chính trị.
Nhưng hình ảnh 2 người đàn ông quyền lực quỳ gối trước đức vua vào năm 1992 vẫn còn khắc sâu trong tâm trí người dân Thái Lan và được đem ra tham chiếu vào những thời điểm xung đột tương tự
Nó khiến người Thái tin rằng khi mọi thứ rơi vào hỗn loạn, sẽ có người mang lại được hòa bình, trật tự.
"Người là vị vua được tất cả mọi người yêu thương, kính trọng", Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha tuyên bố trên truyền hình sau khi đức vua băng hà.
"Triều đại của đức vua đã kết thúc và lòng nhân ái của người thì chẳng thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào nữa".
[mecloud] jjOICHUudU[/mecloud]
Bảo Linh (BBC)