Tin mới

Dùng kim bạc thử độc như trên phim có thực sự hiệu quả không?

Thứ bảy, 11/11/2023, 09:00 (GMT+7)

​​​​​​​Trong các bộ phim truyền hình cổ trang, người xưa khi ăn cơm thường dùng kim bạc để thử độc. Nếu kim bạc chuyển đen thì chứng tỏ thức ăn có độc. Vậy phương pháp này có thực sự khả thi? Có cơ sở khoa học không?

Để hiểu được câu hỏi này, trước tiên chúng ta phải hiểu người cổ đại đã dùng loại độc được nào. Những người hay xem phim cổ trang Trung Quốc thường nghe về một thứ cực độc là hạc đỉnh hồng. Những người không biết rõ nghĩ rằng hạc đỉnh hồng là một vật chất màu đỏ ở trên đầu chim hạc. Thực chất, nó còn có một cái tên khác mà hầu như ai cũng biết, chính là thạch tín. Hạc đỉnh hổng thực chất là thạch tính.

Thạch tín trong hóa học có tên học thuật là Diarsenic trioxide, đây là loại thuốc phụ trợ trong điều trị bệnh giang mai và bệnh lao từ thời xa xưa. Độc tính của thạch tín rất mạnh, có khả năng kết hợp với nhóm sulfhydryl trong protein của cơ thể người khiến cho nó mất đi hoạt tính, ngăn chặn việc cung cấp năng lượng oxy hóa cho tế bào, cuối cùng sẽ dẫn đến cái chết do cơ thể thiếu đi nguồn cung cấp adenosine triphosphate.

Thạch tín là loại độc phổ biến thời xưa. Ảnh minh họa: Internet
Thạch tín là loại độc phổ biến thời xưa. Ảnh minh họa: Internet

Người xưa khi nói đến chất độc mạnh đều ám chỉ đến thạch tín. Lý do nó trở thành loại độc được phổ biến là vì dễ kiếm. Thạch tín tồn tại nhiều trong quặng đá, chỉ cần một số quy trình đơn giản là có thể tách thạch tín từ quặng.

Có khá nhiều loại quặng có thể tách ra thạch tín, ví dụ như khoáng chất tự nhiên là orpiment, khoáng chất chứa asen và pyrite chứa asen... Thông thường những quặng này không tồn tại riêng lẻ mà trộn lẫn với nhau. Người xưa tách thạch tín từ quặng rất nguyên sơ, thông qua việc nghiền và nung chảy.

Khi thạch tín được chưng cất và ngưng tụ lại, người ta sẽ thu được bột màu đỏ. Trong phim, chúng ta thường thấy thạch tín màu trắng, trên thực tế, đó là loại thạch tín có độ tinh khiết cao. Thạch tín màu đỏ có độ tinh khiết thấp hơn, chứa các tạp chất như sulfua asen. Và do kỹ thuật tinh luyện của người xưa khá đơn giản và sơ khai, độ tinh khiết tự nhiên không cao, nên phần lớn thạch tín đều có màu đỏ, trông giống như một vệt đỏ trên đầu con hạc, do đó nó được đặt tên là "hạc đỉnh hồng".

Phương pháp tinh luyện thô sơ của người xưa làm cho độ tinh khiết của thạch tín không cao. Ngay cả thạch tín màu trắng cũng vẫn chứa một lượng không nhỏ sulfur hoặc sulfide, và khi sulfide tiếp xúc với bạc, nó sẽ phản ứng hóa học và tạo ra sulfua bạc màu đen. Vì vậy, một khi kim bạc tiếp xúc với thạch tín, bề mặt của nó sẽ chuyển sang màu đen, từ đó có thể phán đoán thức ăn có chứa độc tố hay không.

Ngày xưa, kim bạc thực sự có thể phát hiện ra thạch tín. Ảnh minh họa: Internet
Ngày xưa, kim bạc thực sự có thể phát hiện ra thạch tín. Ảnh minh họa: Internet

Như vậy có thể thấy, phương pháp thử độc bằng kim bạc của người xưa thực sự có cơ sở khoa học, không phải là vô căn cứ. Vậy thì đến hiện đại, phương pháp này có còn hiệu quả không? Có lẽ là không. Như chúng ta đã nói, kim bạc sẽ chuyển màu đen khi tiếp xúc với thạch tín là do bạc phản ứng với sulfide, kết quả của kỹ thuật tinh luyện thạch tín thô sơ của người xưa.

Tuy nhiên, ở thời hiện đại, chúng ta có công nghệ tinh luyện quặng đá tiên tiến hơn nhiều, độ tinh khiết của thạch tín rất cao, sulfide hoặc là đã được loại bỏ hoàn toàn, hoặc chỉ còn một lượng rất nhỏ. Thạch tín không còn chứa sulfide nếu sử dụng kim bạc để thử độc, nó sẽ không chuyển màu đen, khiến phương pháp thử độc trở nên không còn hiệu quả.

Từ đó có thể thấy rằng, việc thử độc bằng kim bạc có những hạn chế, và đôi khi còn có thể dẫn đến những phán đoán sai lầm. Kim bạc thử độc biến màu đen là do phản ứng hóa học với lưu huỳnh. Bất kỳ chất nào có chứa lưu huỳnh, kim bạc đều sẽ biến thành màu đen. Trong các loại thực phẩm hàng ngày của chúng ta, có một loại thực phẩm chứa lưu huỳnh, đó là lòng đỏ trứng. Thực tế, lòng đỏ trứng an toàn, còn những chất độc không chứa lưu huỳnh thì kim bạc lại không đổi màu. Những chất độc như vậy còn khá nhiều, ví dụ như cyanide, muối thallium...

Nhưng với công nghệ tinh luyện như hiện nay, kim bạc đã trở nên 'vô dụng' trong việc thử độc. Ảnh minh họa: Internet
Nhưng với công nghệ tinh luyện như hiện nay, kim bạc đã trở nên "vô dụng" trong việc thử độc. Ảnh minh họa: Internet

Kim bạc thử độc chỉ là một phần ứng dụng trong hoàn cảnh sản xuất và khoa học kỹ thuật của người xưa rất lạc hậu. Trong thời đại hiện đại, phương pháp kiểm nghiệm độc này cơ bản đã không còn hiệu quả. Để thực sự kiểm tra xem chất nào có độc tính, chúng ta chỉ có thể dựa vào công nghệ hiện đại tiên tiến mới có thể đảm bảo.

Mặc dù bạc trong thời đại hiện đại đã mất đi chức năng thử độc, nhưng nó lại phát huy một vai trò quan trọng khác, đó là diệt khuẩn và khử trùng. Hầu hết vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể người đều là sinh vật đơn bào, chúng dựa vào proteinase để duy trì chuyển hóa và sinh sản, sẽ cướp đi nguyên tử bạc, biến thành ion bạc mang điện tích dương.

Ion bạc có khả năng kết hợp với nhóm thiol mang điện tích âm, ức chế sự liên kết giữa chuỗi polysaccharide và tetrapeptide trên tế bào vi khuẩn, phá hủy tế bào, làm mất đi chức năng bảo vệ của nó đối với áp suất thẩm thấu, có thể làm thủng tế bào và màng tế bào, đạt được hiệu quả diệt khuẩn.

Thực tế, vào thời cổ đại cũng có một số phương pháp kiểm tra mà đối với chúng ta người hiện đại có vẻ khá vô lý, chẳng hạn như chích máu nghiệm thân. Người xưa kiểm tra quan hệ huyết thống bằng cách nhỏ máu của 2 người vào một bát nước. Nếu máu của hai người hòa quyện vào nhau, thì đó là có quan hệ huyết thống, là con đẻ. Nếu không hòa quyện, thì không phải là con ruột.

Chích máu nghiệm thân là phương pháp xác nhận huyết thống sai lầm của người xưa. Ảnh minh họa: Internet
Chích máu nghiệm thân là phương pháp xác nhận huyết thống sai lầm của người xưa. Ảnh minh họa: Internet

Khoa học hiện đại đã chỉ ra đây là một phương pháp sai lầm nhưng ở thời cổ đại nó trở thành một quy tắc bất di bất dịch. Hầu như không có mấy người nghi ngờ về tính xác thực của nó. Chính vì vậy, nó đã dẫn đến nhiều bi kịch.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news