FBI và cơ quan tình báo Hoa Kỳ đang xem xét các tài liệu giả mạo nhằm làm mất uy tín chiến dịch của bà Hillary Clinton như là một phần của một cuộc điều tra quy mô hơn nhằm vào những gì mà các quan chức Mỹ tin rằng đó là một nỗ lực của Nga nhằm phá vỡ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, những người có kiến thức về vấn đề này cho biết.
FBI nghi ngờ Nga đang cố phá hoại bầu cử tổng thống Mỹ. Ảnh: Reuters |
Thượng nghị sĩ Mỹ Tom Carper, thuộc đảng Dân chủ, đang làm việc trong Uỷ ban An ninh Nội địa của Thượng viện, đã chuyển một số tài liệu cho FBI để điều tra với lý do tên ông và văn phòng của ông đã bị giả mạo.
Trong bức thư được xác định là giả, có một đoạn Carper nhắc nhở Clinton rằng: "Chúng tôi sẽ không cho phép bà thua cuộc bầu cử này", một người từng nhìn thấy tài liệu giả mạo nói với Reuters.
Các lá thư giả mạo Carper, được mô tả cho Reuters, là một trong số các văn bản đã được gửi lên Văn phòng Điều tra Liên bang và Bộ tư pháp Hoa Kỳ để xem xét trong những tuần gần đây, các nguồn tin cho biết.
Một phát ngôn viên của Carper từ chối bình luận về vấn đề này.
Là một phần của một cuộc điều tra quy mô hơn về các hành động được nghi ngờ là do Nga đứng đằng sau, các nhà điều tra FBI cũng đã yêu cầu các quan chức Đảng Dân chủ cung cấp cho họ các bản sao của các tài liệu giả và các tài liệu khả nghi khác đã được lưu hành cùng với email và các tài liệu hợp pháp khác, một người tham gia vào cuộc điều tra cho biết.
Một phát ngôn viên của FBI xác nhận cơ quan này đã "nhận được và đang xử lý khiếu nại về một lá thư được cho là giả mạo" liên quan đến cuộc bầu cử nhưng từ chối bình luận thêm. Những người khác có kiến thức về vấn đề này cho biết FBI cũng đã tiến hành kiểm tra các giấy tờ khả nghi khác trong thời gian gần đây.
Các quan chức tình báo Hoa Kỳ đã cảnh báo rằng đang có một chiến dịch mà họ tin là có sự hậu thuẫn của chính phủ Nga nhằm phá hoại uy tín của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ chứ không chỉ đơn thuần là đột nhập vào hệ thống thư điện tử Đảng Dân chủ. Các hoạt động có thể bao gồm việc đăng tải các bằng chứng hư cấu của gian lận bầu cử hoặc các thông tin sai lệch khác trong thời gian chuẩn bị diễn ra cuộc bầu cử vào ngày 8/11 tới, các quan chức Hoa Kỳ nói.
Các quan chức Nga ngay lập tức lên tiếng phủ nhận mọi cáo buộc.
Ngoài các bức thư của Carper, FBI cũng đã xem xét một tài liệu điện tử dài bảy trang mang logo của các công ty thăm dò dư luận của đảng Dân chủ như công ty Joel Benenson, nhóm Chiến lược Benenson, và Quỹ Clinton, một người có kiến thức về vấn đề nói.
Các tài liệu, được chiến dịch của bà Clinton xác định là giả mạo, tuyên bố xếp hạng bình chọn của bà Clinton đã giảm mạnh và kêu gọi "cấp bách thay đổi chiển lược cho tháng mười một" có thể bao gồm "tổ chức kích động dân sự " và "tấn công phóng xạ" bằng bom bẩn để phá vỡ cuộc bầu cử.
Cũng giống như các bức thư của Carper, chưa thể xác định được nguồn gốc của các tài liệu này ngay hoặc làm thế nào mà những tài liệu này có thể lưu hành.
Ngày 20 tháng 10, Roger Stone, một cựu trợ lý của Trump và đang làm việc cho đảng Cộng hòa, đã đăng tải một liên kết có đường dẫn tới một bản sao của các tài liệu giả mạo trên Twitter với bình luận: "Nếu điều này là có thật: Ôi Chúa ơi !!".
Stone đã không trả lời các email đề nghị ông đưa ra bình luận về vấn đề trên.
Các công ty của Benenson chưa đưa ra bình luận ngay lập tức. Craig Minassian, một phát ngôn viên của Quỹ Clinton, cho biết các tài liệu là "giả mạo". Ông nói rằng ông không biết việc FBI đã kiểm tra các tài liệu đó.
Một phát ngôn viên của chiến dịch Clinton, Glen Caplin, cho biết các tài liệu là giả mạo và đó là một phần của một "diễn viên đóng thế tuyệt vọng" đang lợi dụng việc rò rỉ các email của đảng Dân chủ trên Wikileaks.
Sự "khuếch trương" bất thường của các cơ quan thực thi pháp luật và tình báo Hoa Kỳ trong cuộc bầu cử tổng thống đầy tranh cãi năm nay đã làm nổ ra những cuộc tranh luận về việc họ có thể hoặc nên công bố những thông tin điều tra rộng rãi thế nào.
Giám đốc FBI James Comey, một đảng viên đảng Cộng hòa do Tổng thống Obama bổ nhiệm, đã phải hứng chịu nhiều phản đối kịch liệt từ đảng Dân chủ vào tuần trước khi ông gửi một bức thư lên quốc hội thông báo về việc tái điều tra bê bối email của bà Clinton khi bà còn là Ngoại trưởng dù cho chính ông là người đã thông báo kết thúc việc điều tra hồi tháng 7.
Quý Vũ (Reuters)