Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ phát biểu trước Reuters ngày 19/3 rằng Mỹ đã tăng cường giám sát hoạt động của Trung Quốc xung quanh bãi cạn Scarborough. Đồng thời, ông cảnh báo, “Tôi nghĩ chúng tôi đã quan sát thấy một vài tàu hoạt động… đó là loại tàu tuần tra… đây là một khu vực thu hút nhiều sự quan tâm… và có khả năng trở thành khu vực cải tạo tiếp theo”.
Hình ảnh vệ tinh ngày 24/3 cho thấy Trung Quốc không có hoạt động nạo vét hay xây dựng ở khu vực bãi cạn Scarborough. Tuy vậy có sự hiện diện của một tàu dân sự Trung Quốc thả neo trong khu vực đầm phá, và 2 tàu đánh cá của Philippines bên ngoài bãi cát ngầm. Nhưng điều đó không có nghĩa là các tàu Trung Quốc không thực hiện những cuộc khảo sát để tiến hành cải tạo.
Vì sao lại là bãi cạn Scarborough ?
Cho rằng Bắc Kinh dự kiến sẽ thua ít nhất một phần của vụ án mà Manila đã đưa ra Tòa án Trọng tài Thường trực, Trung Quốc có thể sẽ hành động để chứng minh rằng nước này sẽ không bị hạn chế bởi phán quyết từ Tòa án. Khả năng cao Trung Quốc sẽ tái phong tỏa đồn quân sự của Philippines tại Bãi Cỏ Mây, triển khai các kho tàng quân sự đến đảo Trường Sa, hoặc thông báo một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông – nhưng thực hiện cải tạo bãi cạn Scarborough sẽ được đặc biệt quan tâm.
Bãi cạn Scarborough cách 120 hải lý tính từ đảo Luzon (Philippines) và 185 hải lý tính từ Manila. Nó nằm ở khu vực trống thuộc Biển Đông và cách hơn 250 hải lý đến hai vùng lãnh thổ đang tranh chấp là quần đảo Hoàng Sa ở phía tây bắc và Trường Sa ở phía tây nam. Việc cải tạo bãi cạn Scarborough sẽ cho phép quân đội Trung Quốc duy trì một sự hiện diện trên khắp Biển Đông và thậm chí mở rộng phạm vi hoạt động tại các đảo chính của Philippines. Điều đó sẽ có ý nghĩa chiến lược to lớn cho cả Philippines và Hoa Kỳ khi mà chỉ cần thương lượng, Hoa Kỳ có thể đến 5 căn cứ của Philippines theo Hiệp định Hợp tác Quốc phòng tăng cường.
Những hậu quả liên quan
Việc Trung Quốc tiến hành cải tạo bãi cạn Scarborough sẽ đưa đến cho cả Hoa Kỳ và Philippines nhiều thách thức. Từ góp độ an ninh, nó sẽ làm suy giảm nhận thức về sự sẵn sàng của Hoa Kỳ để duy trì an ninh khu vực. Điều này đặc biệt đúng bởi vì Philippines đã mất quyền đi vào Scarborough vào năm 2012 sau nỗ lực thất bại của Mỹ để Trung Quốc và Philippines đàm phán rút lui. Một sân bay hoặc cảng ở Scarborough sẽ làm gia tăng đáng kể sức mạnh của quân đội Trung Quốc ở trong và xung quanh Biển Đông. Đồng nghĩa với việc, Hoa Kỳ cùng với các nước đồng minh cần lên kế hoạch cho một cuộc khủng hoảng.
Việc cải tạo Scarborough cũng sẽ tiêu tốn chi phí khổng lồ để bảo vệ môi trường sinh thái. Hội đồng trọng tài có thể sẽ tuyên bố rằng sự tàn phá môi trường do Trung Quốc gây ra trong quần đảo Trường Sa là vi phạm luật pháp quốc tế. Thực hiện những dự án cải tạo mới ở Scarborough sẽ là một dấu hiệu khác cho thấy những luật lệ nền tảng hiện có phải được thực hiện một cách rộng rãi hơn.
Từ một quan điểm ngoại giao, những hành động cải tạo ở Scarborough cũng có thể là “chiếc đinh” cuối cùng đóng vào “chiếc quan tài” là nỗ lực của ASEAN trong ngoại giao quản lý căng thẳng trong khu vực. Trong tuyên bố năm 2002 về ứng xử của các bên ở Biển Đông, các nước ASEAN và Trung Quốc rõ ràng đã đồng ý kiềm chế từ một điều duy nhất: “sinh sống trên các đảo không có người ở, đá ngầm, bãi cát ngầm, cồn và những vùng đặc biệt khác”. Hành động cải tạo tại Scarborough đã vi phạm nguyên tắc chính; nó sẽ là tín hiệu tới các khu vực rằng các cuộc đàm phán với Bắc Kinh là một màn khói – điều không còn cần thiết nữa.
Tàu sân bay USS Nimiz của Mỹ. Ảnh: Flickr |
Phác thảo một ứng phó hiệu quả
Mặc dù Washington và Manila đã thúc ép để giải quyết loại chiến thuật “vùng xám” – trong đó Trung Quốc tìm cách thay đổi hiện trạng mà không cần công khai sử dụng các lực lượng, thường xuyên sử dụng các tàu dân sự và bán quân sự - một chiến lược 3 phần có khả năng ngăn chặn việc cải tạo. An ninh, môi trường và các chi phí ngoại giao của cải tạo tại Scarborough đòi hỏi một phản ứng như vậy.
Bước đầu tiên trong việc ngăn chặn hành vu cải tạo của Trung Quốc là phải đảm bảo Washington và Manila chia sẻ thông tin tình báo về các hành động của Trung Quốc. Tuyên bố của Đô đốc Richardson với Reuters cho thấy Hoa Kỳ đang để ý sát sao đến bãi cạn Scarborough. Tuy nhiên, những báo cáo từ các quan chức Philippines cho thấy họ có thể không được thông báo về tình báo của Hoa Kỳ. Cả hai bên không chỉ thu thập thông tin tình báo mà còn phải chia sẻ những thông tin đó để có những biện thích hợp khi những dấu hiệu đầu tiên của cuộc cải tạo xuất hiện.
Chìa khóa thứ hai để có một tư thế răn đe thành công cần phải được truyền đạt rõ ràng trước: Mỹ cần công khai rằng nước này sẽ buộc phải can thiệp nếu quân đội hay tàu của Philippines bị tấn công trên bãi cạn Scarborough hoặc bất kỳ một khu vực nào khác ở Biển Đông. Trong điều V của Hiệp ước Mỹ - Philippines, Hoa Kỳ cam kết sẽ ứng phó với bất kỳ cuộc tấn công nào vào Philippines “lực lượng vũ trang, tàu công hay máy bay ở Thái Bình Dương”. Điều đó có nghĩa Mỹ có thể, và nên, duy trì trạng thái trung lập về tính hợp pháp về chủ quyền lãnh thổ của Manila, trong khi vẫn làm rõ bất bất kỳ cuộc tấn công vô cớ nào vào lực lượng của Philippines ở vùng biển hoặc vùng lãnh thổ có tranh chấp sẽ thuộc phạm vi của sự cam kết trong hiệp ước.
Philippines đã tìm kiếm một hình thái cam kết với Washington trong vòng nhiều năm. Tuy vậy, việc chính phủ Mỹ từ chối cung cấp thông tin về nó đã tạo ra một làn sóng ngầm nghi ngờ ở Philippines về cam hết “bọc sắt” của Hoa kỳ thực sự là thế nào. Khi đến thăm Manila vào tháng tư, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ashton Carter sẽ có cơ hội dẹp tan nỗi sợ hãi. Làm như vậy, đồng thời sẵn sàng thông qua cam kết đó sẽ là thử thách, là chìa khóa củng cố quyết tâm của Philippines để đối đầu vơi Trung Quốc trong các sự cố “vùng xám”, và ngăn chặn Trung Quốc có những hành động leo thang làm căng thẳng khu vực.
Bước cuối cùng và khó khăn nhất để ngăn cản hành động bồi lấp của Trung Quốc đó là Philippines cần chuẩn bị tài lực, vật lực để chuẩn bị đối phó với khả năng can thiệp trong thời gian ngắn. Mặc dù có khoảng cách rất lớn giữa hải quân và khả năng bảo bệ bờ biển, Philippines, chứ không phải Hoa Kỳ, cần phải đi đầu trong việc đối phó các hoạt động của Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough . Việc gửi một tàu hải quân Mỹ và ở khu vực đang xảy ra tranh chấp trong trường hợp Trung Quốc có bất cứ hành vi vũ lực nào vi phạm luật pháp hoặc chuẩn mực quốc tế là điều Hoa Kỳ đang tìm cách để duy trì. Ngay cả khi thành công trong việc ngăn chặn hành động cải tạo của Trung Quốc, một hành động của Hoa Kỳ như thế sẽ là chiến thắng kiểu Pyrros (ý nói tới một “chiến thắng cay đắng” khi bên thắng cuộc cũng không khác gì bên thua cuộc – người dịch).
Thay vào đó, cơ hội tốt nhất để ngăn chặn hành động cải tạo ở bãi cạn Scarborough sẽ thông qua việc sử dụng nguồn lực của Philippines, với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ bên ngoài lãnh hải. Philippines cần chuẩn bị gửi nguồn lực của mình – có khả năng là một vài tàu tuần tra cỡ nhỏ hoặc ít nhất là một Hamilton – một dạng tàu hải quân được nhận từ Hoa kỳ - để ngăn cản hành động khai phá tại bãi cạn của Trung Quốc. Làm như vậy sẽ không có sự can thiệp công khai từ tàu của Philippines. Việc ngăn chặn lối vào bãi đá cạn cũng như vận động can thiệp vào hoạt động của các tàu nạo vét có thể làm cho việc cải tạo trở nên khó khăn. Trong khi đó, hải quân Mỹ cần duy trì ở một khoảng cách xác định để báo hiệu rằng họ luôn chuẩn bị can thiệp Trung Quốc nếu có hành động tấn công lực lượng Philippines.
Việc liên tiếp tiến hành những hành động bắt nạt hay cưỡng chế, Bắc Kinh đã lo ngại nguy cơ sẽ có một cuộc đụng độ quân sự diễn ra, không chỉ với Hoa Kỳ mà còn với các nước láng giềng. Chìa khóa cho một phản ứng thành công, được thể hiện trong trường hợp của Việt Nam với dàn khoan Hải Dương 981 hay hành động của Philippines khi Trung Quốc phong tỏa bãi Cỏ Mây đầu năm 2014, đã buộc Trung Quốc phải lựa chọn giữa việc đạt được mục tiêu của mình bằng việc sử dụng vũ lực hay lùi lại và thử vào một ngày khác.
Như Ngọc (National Interest)