Sự việc này khiến hơn 40 quốc gia náo loạn và dấy lên lo ngại về sự lây lan của virus chết người này. Hôm nay, Mỹ bắt đầu sơ tán công dân khỏi tàu Diamond Princess từ cảng Yokohama, Nhật Bản. Chỉ riêng ngày cuối tuần đã có thêm 70 ca nhiễm virus corona mới được xác nhận trên tàu du lịch này.
Canada, Hong Kong và các nước khác cũng đã lên kế hoạch sơ tán hàng trăm người. Ngày 15/2, một phụ nữ 83 tuổi người Mỹ đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona tại Malaysia. Sự việc diễn ra chỉ 1 ngày sau khi bà và hơn 2.200 người khác được rời tàu Westerdam ở Campuchia. Con tàu tới được cập cảng sau khi bị 5 quốc gia khác "hắt hủi".
"Người phụ nữ này đã ở trên tàu và bị nhiễm bệnh trong vài ngày. Bà ấy có thể đã phơi nhiễm với những người khác trên tàu, những người này giờ đang trên đường về nhà", Stanley Deresinski, giáo sư tại ĐH Stanford và chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện của đại học cho biết. "Có khả năng là bất cứ ai nhiễm bệnh và không có triệu chứng đều có thể khởi đầu cho một chuỗi lây nhiễm mới tại bất cứ nơi nào họ trở về", ông nói.
Tàu MS Westerdam tới cảng Sihanoukville ở Campuchia vào ngày 13/2/2020 sau khi bị 5 cảng khác từ chối. Ảnh: AFP
Số ca nhiễm khổng lồ trên tàu Diamond Princess (được xem là ổ dịch lớn nhất bên ngoài Trung Quốc) và trường hợp mới được phát hiện từ tàu Westerdam làm dấy lên câu hỏi về hiệu quả của việc kiềm chế virus corona trên các tàu du lịch. Những lo ngại này khiến ngày càng có nhiều quốc gia châu Á từ chối không cho các du thuyền cập cảng. Điều này đe dọa tới thu nhập của các công ty như Carnival và Royal Caribbean Cruise.
"Các du thuyền có nguy cơ lây truyền bệnh rất cao", giáo sư Jean-Paul Rodrigue tại ĐH Hofstra, New York cho biết. "Người ta đi loanh quanh trên tàu, sử dụng chung hành lang, chạm tay vào cùng tay cầm, lan can... Thật dễ dàng để dính thứ gì đó".
Tàu Westerdam đã trải qua 2 tuần lênh đênh trên biển trước khi Campuchia cho phép cập bến vào ngày 13/2. Các hành khách được rời đi vào ngày hôm sau mà không bị cách ly. Và người phụ nữ Mỹ khia sau đó đã tới Kuala Lumpur để tìm cách bay về Mỹ. Malaysia kể từ đó đã không cho phép bất cứ khách du lịch nào từ Westerdam quá cảnh. Quyết định này khiến 3 chuyến bay điều lệ đưa khách rời khỏi Campuchia bị hủy.
Các chuyên gia y tế đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về các hành khách tàu Westerdam sau khi họ được thả ra mà không bị cách ly tại thời điểm số người chết vì virus corona đã lên đến hơn 1.700 trên toàn cầu. Hầu hết các nước đều đang có kế hoạch sơ tán công dân khỏi tàu Diamond Princess ở Nhật Bản cũng công bố kế hoạch kiểm dịch khi họ trở về.
Các hành khách tàu Westerdam lẽ ra phải được cơ quan y tế địa phương giám sát và kiểm dịch. Các nhà chức trách nên xem xét kiểm tra các hành khách trở về từ tàu này nếu thấy khả nghi.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen gặp gỡ các hành khách Campuchia sau khi họ tàu du lịch MS Westerdam ở Sihanoukville ngày 14/2. Ảnh: EPA-EFE
Hướng dẫn ủ bệnh cho virus corona là 2 tuần - gần bằng thời gian con tàu ở trên biển sau khi rời Hong Kong vào ngày 1/2 và phiêu dạt trên biển. Bởi con tàu ở trên biển trong 14 ngày theo đúng điều kiện cách ly, các hành khách sẽ được đi tại tự do sau khi rời tàu, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố. Trong suốt hành trình, người ta không phát hiện ra trường hợp nhiễm virus corona nào trên tàu. Việc biết khi nào và bởi ai mà người phụ nữ Mỹ này nhiễm bệnh chính là chìa khóa để xác định nguy cơ những hành khách khác bị lây nhiễm.
"Tôi không biết nhiều về bệnh nhân này để biết liệu họ có bị nhiễm virus trước khi lên tàu hay không nhưng có nhiều khả năng là họ bị nhiễm ở trên tàu. Điều này cho thấy có ít nhất một trường hợp khác đã bị nhiễm ở tên tàu", giáo sư dịch tễ học tại ĐH Hong Kong Ben Cowling cho biết.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ thì cho biết Mỹ không có "bằng chứng đầy đủ" để xác định khi nào bà này phơi nhiễm hay phơi nhiễm ở đâu.