Tin mới

Hè nào cũng 'cày' Tây Du Ký nhưng ít ai phát hiện 3 sai lầm này

Thứ tư, 24/07/2019, 21:45 (GMT+7)

Tây Du Ký được xem như bộ phim bất hủ mà hè nào cũng được các nhà đài phát sóng. Tuy nhiên, phim có 3 hạt sạn chưa ai vạch trần.

Loạn chuyện gánh hành lý

Bất cứ fan "Tây du ký" nào cũng biết người gánh hành lý từ đầu đến cuối hành trình của 4 thầy trò Đường Tăng là Sa Tăng nhưng nếu là chuyên gia soi sạn, bạn sẽ phát hiện ra sai sót trong vấn đề này.

Lẽ ra Sa Tăng dắt ngựa, Bát Giới gánh hành lý nhưng cuối cùng lên phim, Ngộ Không dắt ngựa, Sa Tăng gánh hành lý còn Bát Giới ngúng nguẩy đi không.

Khi 3 thầy trò Đường Tăng (lúc ấy chỉ có Đường Tăng, Ngộ Không, Bát Giới) gặp hòa thượng Ô Sào, Bát Giới được giao nhiệm vụ gánh hành lý. Sau này, khi Sa Tăng đã tự nhận về mình trách nhiệm vất vả này.

Lúc luận công ban thưởng, Phật tổ Như Lai cũng nói Chư Ngộ Năng có công gánh vác hành lý, Sa Ngộ Tĩnh có công dắt ngựa. Thế nhưng trên thực tế, Ngộ Không lại là người dắt ngựa, Sa Tăng gánh hành lý còn Bát Giới không làm gì.

2 chiếc vòng kim cô "vô lý"

Lẽ ra Bát Giới và Sa Tăng không phải đeo vòng kim cô, thay vào đó, những chiếc vòng được đeo cho Hồng Hài Nhi và  Hắc Hùng Tinh. Nhưng trên phim thì cả 3 đồ đệ của Đường Tăng đều có vòng. Vậy chúng ở đâu ra?

Khi Như Lai nói Quan Âm Bồ Tát lập đoàn thỉnh kinh, Quan Âm liền thu nhận 3 tên yêu quái là Ngộ Không, Bát Giới và Sa Tăng đi phò tá Đường Tăng.

Vòng kim cô dùng để chế ngự người không nghe lời, vì thế, Ngộ Không phải đeo vòng còn Sa Tăng và Bát Giới thì không. Hai chiếc vòng còn lại được Quan Âm đeo cho Hắc Hùng Tinh và Hồng Hài Nhi. Thế nhưng trên phim, bạn sẽ thấy cả Bát Giới và Sa Tăng đều có vòng kim cô. Vậy, 2 chiếc vòng kim cô này là "vô lý".

Ngọc Đế chui gầm bàn

Chắc hẳn không khán giả nào cho rằng chi tiết này là vô lý bởi nó khá hài hước. Khi bị Ngộ Không tới phá phách, Ngọc Đế hoảng sợ chui xuống gầm bàn, sai người đi mời Phật Tổ Như Lai đến hàng yêu. Điều này là vô lý bởi bất cứ thần tiên nào cũng có thuật truyền âm. Trong tình huống này, Ngọc Đế chỉ cần dùng thuật chứ không cần sai người đi mời Phật Tổ như trên phim.

Hình tượng Ngọc Đế bị phá hủy sau chi tiết chui gầm bàn.

Ngoài ra, hình tượng Ngọc Đế lúc nào cũng phải ung dung, tự tại, không thể sợ hãi, hèn nhát chui gầm bàn như vậy. Chi tiết này trên Tây du ký 1986 đã phá hủy hình tượng Ngọc Đế trên.

Một tác phẩm nghệ thuật dù có hoàn hảo cỡ nào cũng không thể tránh được sạn. Và, dù Tây du ký 1986 có những chi tiết vô lý như vậy nhưng đây bộ phim sẽ mãi là tượng đài trong lòng bao thế hệ người xem suốt 30 năm qua.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news