Tin mới

Hiện tượng 'lửa thây ma' quay đầu, đe dọa 'nung chảy' Bắc Cực

Thứ bảy, 30/05/2020, 10:28 (GMT+7)

Hiện tượng thiên nhiên "lửa thây ma" đã từng xuất hiện ở khắp nơi đe dọa tới Bắc Cực. Sống sót qua mùa đông năm ngoái, chúng đang tiếp tục là mối đe dọa cho nơi này.

Các nhà khoa học tại Cơ quan Giám sát Khí quyển của Liên minh châu  u mới đây đã tuyên bố họ đã quan sát các dữ liệu vệ tinh và phát hiện những dấu hiệu cho thấy lửa thây ma có thể sẽ bùng phát trở lại.

"Lửa thây ma" đe dọa "nung chảy" Bắc Cực (ảnh internet)

Theo ông Mike Waddington, một chuyên gia về hệ sinh thái tại Đại học McMaster ở Canada, cho biết "lửa thây ma" là loại lửa liên tục cháy ngầm dưới lòng đất và sẽ bùng lên trên bề mặt sau một khoảng thời gian.

Với những điểm nóng dễ xảy ra cháy, hiện chưa được xác nhận bằng các phương pháp đo lường mặt đất, dự đoán chúng tập trung cao ở những vùng cháy lớn vào mùa hè năm ngoái.

>> Xem thêm: Ngoài danh xưng 'bạn thân Trấn Thành', Diễn viên Anh Đức có gì?

Có thể thấy, năm 2019 là năm xuất hiện nhiều đám cháy lớn và kéo dài chưa từng thấy trên khắp các khu vực ở Siberia và Alaska. Đặc biệt hồi tháng 6, thời điểm nóng kỷ lục trong vòng 150 năm trở lại đây, các đám cháy được ước tính đã thải ra 50 triệu tấn CO2 vào khí quyển, ngang với lượng khí CO2 thải ra hàng năm của Thụy Điển.

Những đám cháy lớn, nhiệt độ tăng là lý do gây nên hiện tượng này (ảnh internet)

Theo các chuyên gia, năm nay cháy có nguy cơ xảy ra cao hơn khi thời tiết nóng và độ ẩm thấp. Châu  u trong năm nay đã ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục vào tháng 3 và tháng 4 năm nay.

Với lượng than tích tụ nằm sâu trong đất hữu cơ, đất than bùn là nguyên nhân khiến các đám cháy có thể diễn ra trong nhiều tuần, nhiều tháng và thậm chí nhiều năm sau đó.

>> Xem thêm: Nhân viên y tế bất cẩn để bầy khỉ giật mẫu máu của bệnh nhân Covid-19 làm đồ chơi

Từ năm 2005 tới nay, các nhà khoa học tại Alaska cũng đã ghi nhận 39 "ngọn lửa dai dẳng" như vậy. Kết hợp những quan sát đó với dữ liệu vệ tinh, nhóm nghiên cứu thấy rằng hầu hết các ngọn lửa đều quá nhỏ để xác định bằng hình ảnh vệ tinh. Chỉ có số ít là nhìn thấy được.

Bắc Cực đang bị đe dọa (ảnh internet)

Những đám cháy của năm ngoài xảy ra một phần do nhiệt độ cao kỷ lục. Một số vùng ở Siberia và Alaska ấm hơn 10 độ C so với cùng thời điểm những năm trước đó.

Nhiệt độ tại Greenland tăng lên đã làm tan chảy những hòn đảo băng dài hàng km, gây ra sự tan chảy của 600 tỷ tấn băng trong năm và chiếm tới 40% tổng lượng nước biển dâng trong năm 2019.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news