Tin mới

Hoa mắt, lạnh gáy khi bước vào nghĩa trang lớn nhất thế giới, nơi hơn 6 triệu người đang an nghỉ

Thứ tư, 22/11/2023, 16:34 (GMT+7)

Nghĩa địa lớn nhất thế giới là nơi an nghỉ cuối cùng của hơn 6 triệu thi thể chen chúc trong một khu chôn cất cổ xưa.

Nghĩa trang Wadi Al-Salam ở Najaf, Iraq được hàng triệu người hành hương viếng thăm mỗi năm và chứa hài cốt của các nhà tiên tri, hoàng gia và các nhà khoa học.

Wadi Al-Salam là nơi chôn cất hơn 6 triệu thi thể. Ảnh: The Sun
Wadi Al-Salam là nơi chôn cất hơn 6 triệu thi thể. Ảnh: The Sun
Đây cũng là nơi hành hương của người Hồi giáo, là địa điểm quan trọng thứ ba trong đạo Hồi. Ảnh: Getty
Đây cũng là nơi hành hương của người Hồi giáo, là địa điểm quan trọng thứ ba trong đạo Hồi. Ảnh: Getty
Nghĩa trang trải rộng trên 1.500 mẫu Anh (hơn 6km2) và chiếm 13% diện tích đất của Najaf. Ảnh: The Sun
Nghĩa trang trải rộng trên 1.500 mẫu Anh (hơn 6km2) và chiếm 13% diện tích đất của Najaf. Ảnh: The Sun
Vào thời kỳ đỉnh điểm của chiến tranh Iraq, 350 thi thể được chôn cất ở đây mỗi ngày. Ảnh: Getty
Vào thời kỳ đỉnh điểm của chiến tranh Iraq, 350 thi thể được chôn cất ở đây mỗi ngày. Ảnh: Getty

Nhìn từ trên cao, cảnh quan Al-Salam có thể bị nhầm lẫn với một thành phố với vô số ngôi mộ trông như những tòa nhà chật chội. Nghĩa trang rộng hơn 6km2, có quy mô của một thị trấn nhỏ. Nơi này chiếm 13% diện tích Najaf và ngày càng mở rộng thêm. Chứa hơn 6 triệu thi thể, dân số của nó lớn hơn một số quốc gia như Na Uy, Phần Lan hay Đan Mạch.

Cái tên Wadi Al-Salam có nghĩa là "Thung lũng hòa bình", nhưng lịch sử của khu vực này không hề yên bình. Và con số này chỉ tăng lên khi Iraq tiếp tục là tâm điểm của hoạt động quân sự. Vào đỉnh điểm của Chiến tranh Iraq, có thông tin cho rằng có tới 250 thi thể được an táng tại nghĩa trang mỗi ngày. Và những bia mộ và lăng mộ chật chội, cũng như mạng lưới hầm mộ dưới lòng đất rộng lớn đã khiến nơi đây trở thành nơi hoàn hảo cho quân nổi dậy ẩn náu.

Trong cuộc xung đột năm 2004 giữa quân đội Hoa Kỳ và lực lượng Quân đội Mahdi , nghĩa trang là nơi thường xuyên xảy ra các cuộc đụng độ vũ trang với nhiều ngôi mộ bị hư hại do hỏa hoạn, tiếng súng và các cuộc tấn công bằng tên lửa. Ngày nay, Iraq vẫn đang ở giữa một cuộc xung đột tàn khốc, chống lại IS.

Maajid, người làm việc tại nghĩa địa nói với tờ New Arab: "Tôi đang chôn cất nhiều hơn bao giờ hết, nhiều hơn những gì cha tôi đã chôn trong cuộc chiến chống Iran , nhiều hơn khi người Mỹ đến”.

Lực lượng dân quân thậm chí đã thành lập văn phòng mai táng của riêng họ ở Najaf và hiện quản lý toàn bộ việc tổ chức tang lễ. Họ trả tiền cho mọi thứ, từ việc vận chuyển thi thể của chiến binh đến việc khắc bia mộ của họ.

Để đáp ứng nhu cầu chôn cất ngày càng tăng, các căn phòng và hầm mộ đã được đào dưới lòng đất để các gia đình an táng người thân của họ. Những chiếc thang đặc biệt cho phép du khách đi xuống các đường hầm dưới lòng đất.

Có hàng chục nghìn hầm mộ, một số có thể chứa tới 50 bộ hài cốt, khiến nhiều người Ả Rập mua toàn bộ hầm mộ để làm nghĩa địa cho gia đình.

Địa điểm này cực kỳ linh thiêng đối với người Hồi giáo Shi'ite vì nó nằm gần Nhà thờ Hồi giáo Imam Ali, nơi có lăng mộ của Imam Shi'ite đầu tiên, Ali ibn Abi Talib. Đây là điểm đến hành hương quan trọng thứ 3 trong đạo Hồi.

Người Hồi giáo từ khắp nơi trên thế giới chọn được chôn cất ở trung tâm thành phố linh thiêng. Mỗi chiếc quan tài được chôn ở đó sẽ được đưa đến đền thờ của Imam đầu tiên, và được làm phép lành nhiều lần trước khi được đưa về nơi an nghỉ cuối cùng.

Al-Salam là một trong những ngôi mộ cổ nhất của người Hồi giáo, với quá trình chôn cất bắt đầu từ hơn 1.400 năm trước.

Lịch sử phong phú của nghĩa trang là lý do khiến nhiều nhân vật quan trọng được an nghỉ ở đây. Trong số đó có các thành viên hoàng gia, các nhà tiên tri và các Sultan. Các vị vua của Al-Hira, các hoàng tử của bang Hamdania, Fatimia, Al-Buwayhyia, Saffawayia, Qajar và Jalairiyah được cho là đã được an táng tại địa điểm này.

Mảnh đất rẻ nhất ở Al-Salam được bán với giá 240 bảng Anh (hơn 7,2 triệu đồng), chưa tính chi phí cho những tấm bia mộ chuyên dụng.

Nghĩa trang đã 1.400 năm tuổi, khiến nó trở thành một trong những nghĩa trang lâu đời nhất trên thế giới. Ảnh: The Sun
Nghĩa trang đã 1.400 năm tuổi, khiến nó trở thành một trong những nghĩa trang lâu đời nhất trên thế giới. Ảnh: The Sun
Các nhà tiên tri, vua của Al-Hira, các vị vua và các nhà khoa học đã được an nghỉ tại thánh địa. Ảnh: The Sun
Các nhà tiên tri, vua của Al-Hira, các vị vua và các nhà khoa học đã được an nghỉ tại thánh địa. Ảnh: The Sun
Lô đất rẻ nhất ở Al-Salam được bán với giá £240 mà không tính phí hầm mộ và bia mộ. Ảnh: The Sun
Lô đất rẻ nhất ở Al-Salam được bán với giá £240 mà không tính phí hầm mộ và bia mộ. Ảnh: The Sun

(Theo The Sun)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news