Tin mới

Hồng Kông: Biểu tình phản đối Trung Quốc giam giữ 5 chủ hiệu sách

Thứ hai, 20/06/2016, 10:08 (GMT+7)

Hôm 18/6, một ông chủ hiệu sách từng bị chính quyền đại lục "bắt cóc" đã cùng hơn 100 nhà hoạt động nhân quyền và hàng nghìn người xuống đường ở Hồng Kông để phản đối hành động giam giữ và đòi có câu trả lời về việc 5 chủ hiệu sách bị "bắt cóc".

Hôm 18/6, một ông chủ hiệu sách từng bị chính quyền đại lục "bắt cóc" đã cùng hơn 100 nhà hoạt động nhân quyền và hàng nghìn người xuống đường ở Hồng Kông để phản đối hành động giam giữ và đòi có câu trả lời về việc 5 chủ hiệu sách bị "bắt cóc".

Lam Wing-kee, một trong 5 người bị bắt giữ đã trả lời họp báo hôm 16/6 về việc ông bị nhà chức trách Trung Quốc "giam giữ trái phép" trong hơn 8 tháng. Tính đến nay, mới có 4 người mất tích quay trở về, chỉ còn ông Gui Minhai, quốc tịch Thụy Điển, giám đốc Nhà xuất bản Mighty Current, là chưa rõ tung tích. Con gái ông Gui cho biết, cô vẫn thường nhận được tin nhắn và điện thoại từ bố, và được khuyên là nên giữ im lặng.

Theo thông tin của SCMP, ông Lam đã dẫn đầu đoàn biểu tình đi từ nhà sách đến Văn phòng liên lạc đại diện của Bắc Kinh có trụ sở tại Hồng Kông để phản đối hành động họ cho rằng đại lục đang "dùng bạo lực để cản trở ngôn luận".

Các nhà sách của 5 người mất tích thường xuyên xuất bản, buôn bán các loại sách có các thông tin vạch trần đời tư hay những lời đồn xung quanh những "lão tướng" của Trung Quốc.

Vụ biểu tình hôm 18/6 tại Hồng Kông.

Trên đường biểu tình, ông Lâm cùng đoàn đã hô vang khẩu hiệu "bảo vệ tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do xuất bản. Đồng thời, đoàn biểu tình cũng đòi đại lục nhanh chóng thả tự do cho ông Gui Minhai. Họ cũng yêu cầu chính quyền Hồng Kông điều tra nguyên nhân cũng như tìm biện pháp bảo vệ công dân khỏi "hành động bắt cóc".

Trong buổi phóng vấn báo chí, ông Lam tuyên bố, nhà sách nằm tại Hồng Kông-nơi tự do ngôn luận và tự do xuất bản được bảo vệ, "chính quyền đại lục đang dùng bạo lực để thắt chặt tự do của người Hồng Kông".

Các quan chức văn phòng đại diện của Bắc Kinh tại Hồng Kông hiện chưa đưa ra bất cứ lời bình nào về vụ việc. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định họ tôn trọng quyền tự do của người dân Hồng Kông, nhưng tuyên bố vì ông Lam là công dân Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc gia, nên việc bắt giữ là hoàn toàn hợp pháp. 

Tuy nhiên, ông John Tsang-người đứng đầu cơ quan tài chính Hồng Kông cho rằng, "điều này không thể chấp nhận", và phản đối việc nhà chức trách đại lục áp dụng luật tại đặc khu hành chính này. Tuy nhiên, ông này không nói rõ chính quyền địa phương sẽ có bước đi gì tiếp theo bất chấp sự chỉ trích của người biểu tinh rằng họ không điều tra đến nơi đến chốn vụ việc.

Trưởng tu Luật pháp Viên Quốc Cường nói cảnh sát đặc khu sẽ tìm hiểu thông tin trước khi có bước tiếp theo. Ông tuyên bố, nếu đối tượng ở đại lục thì phải tuân theo luật pháp đại lục, nhưng khi ở Hồng Kông sẽ được luật pháp Hồng Kông bảo vệ. Giới chức đặc khu cũng khẳng định “xem trọng sự an toàn và sẽ bảo vệ quyền lợi, quyền tự do của người dân Hồng Kông”.

Nghiêm Thu

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news