Châu Âu nên chuẩn bị cho những cuộc tấn công phối hợp và tàn nhẫn hơn những gì mà IS đã thực hiện tại Paris hồi năm ngoái. Nhóm chiến binh này đang lên kế hoạch với quy mô lớn hơn, các cuộc tấn công "theo kiểu lực lượng đặc biệt" mà không nhất thiết phải có sự phối hợp từ Syria.
CNN đưa tin đây là kịch bản đáng lo ngại được Europol - cơ quan thực thi pháp luật của châu Âu - đưa ra hôm 25/1.
Báo cáo với tựa đề "Những thay đổi trong cách làm việc phương thức tấn công khủng bố của Nhà nước Hồi giáo IS" đã vẽ nên một bức tranh về phương thức giữ và phát triển mối đe dọa: các cuộc tấn công phối hợp và hoạt động kiểu con sói đơn độc.
"Các cuộc tấn công Paris và cuộc điều tra diễn ra sau đó cho thấy sự thay đổi, hướng tới một chiến lược rộng lớn hơn của IS, trên phạm vi toàn cầu, cụ thể là tấn công nước Pháp. Không những vậy, chúng còn có thể tấn công các nước thành viên khác của EU trong tương lai", báo cáo chỉ rõ.
Báo cáo cũng nêu chi tiết những cách mà IS đang thích nghi. Dưới đây là một số phát hiện quan trọng.
Các mục tiêu mềm dễ tổn thương nhất
Các cuộc tấn công hướng chủ yếu vào những mục tiêu mềm bởi tác động và số lượng thương vong mà chúng tạo ra, báo cáo chỉ rõ.
Tin tình báo cũng cho thấy IS đã phát triển một cấu trúc chỉ huy để lên kế hoạch và phối hợp các hoạt động "theo phong cách lực lượng đặc biệt" ở nước ngoài. Điều này có nghĩa là những cuộc tấn công hơn cả Paris đang được lên kế hoạch và chuẩn bị.
9 kẻ tấn công Paris trong một video tuyên truyền của IS. Ảnh chụp màn hình |
Không phải lúc nào cũng lên kế hoạch tấn công từ Syria
Ngoài các cơ sở huấn luyện tại Syria, IS có những trại huấn luyện với quy mô nhỏ hơn tại EU và các nước trong khu vực Balkan.
Các cuộc tấn công lấy cảm hứng từ IS không nhất thiết phải được phối hợp từ Syria.
"Cơ quan chỉ huy trung ương tại Syria được cho là đã vạch ra chiến lược chung nhưng cũng để lại sự tự do chiến thuật để các các thủ lĩnh địa phương tùy cơ hành động theo hoàn cảnh tại chỗ", báo cáo viết. Các đặc vụ có thể chọn những mục tiêu dựa vào khả năng và nguồn lực của mình. Điều này tạo ra sự tự phát và khiến các lực lượng thực thi pháp luật rất khó để xác định mục tiêu cũng như đối tượng tình nghi.
Các tân binh là người trẻ, không nhất theo phải theo tôn giáo
IS đang tuyển binh rất nhanh, không đòi hỏi quá trình cực đoan hóa lâu dài, báo cáo cho biết. Viễn cảnh "viển vông" là điều quan trọng và thú vị đóng vai trò trong việc tuyển dụng.
Báo cáo cho biết áp lực có nhiều quân đã thay thế cho các yếu tố tôn giáo khi tuyển dụng.
Những tân binh trẻ nhạy cảm hơn và cực đoan hóa nhanh hơn. Chưa đầy một nửa những người bị bắt vì gia nhập IS hoặc muốn làm vậy hiểu biết về tôn giáo của mình. Điều này khiến họ có yếu điểm khi tiếp nhận những giải thích của kinh Koran sao cho phù hợp với logic của IS.
Những kẻ tuyển dụng sử dụng việc huấn luyện sinh tồn để thử khả năng, sự phù hợp của các tân binh. "Các hoạt động thể thao được sử dụng trong huấn luyện sức chịu đựng khi thẩm vấn và chiến đấu", báo cáo cho biết.
Một phần chiến binh nước ngoài "quan trọng" được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần trước khi gia nhập nhóm khủng bố này. Tuy nhiên, báo cáo không chỉ rõ sao họ biết điều này và các chiến binh có thể mắc loại bệnh nào. Báo cáo cũng cho rằng phần lớn các chiến binh đều có hồ sơ tội phạm.
Người tị nạn không phải một mối đe dọa, nhưng...
Không có bằng chứng cụ thể cho thấy các nhóm khủng bố (IS hoặc bất cứ nhóm nào khác) đang tận dụng cuộc khủng hoảng tị nạn hiện nay để xâm nhập vào châu Âu. Thay vào đó, báo cáo chỉ ra rằng có một mối họa "thực sự và sắp xảy ra". Đó là những người tị nạn sẽ dễ bị cực đoan hóa ở châu Âu và họ đang trở trở thành mục tiêu để những kẻ khủng bố chiêu mộ.
[mecloud] ZtGR9VxKcN[/mecloud]
IS sử dụng công cụ liên lạc được mã hóa
IS có lợi thế về những phương tiện truyền thông an toàn, được mã hóa sẵn có như WhatsApp, Skype và Viber để liên lạc và mua sắm hàng hóa, dịch vụ như vũ khí, thẻ ID giả.
Các cuộc tấn công châu Âu cần số tiền khổng lồ
Chi phí đi lại, thuê xe, chỗ ở an toàn, vũ khí... đòi hỏi một khoản tiền đáng kể. Tuy nhiên, không có bằng chứng về mạng lưới hỗ trợ tài chính cho IS tại khu vực.
Al Qaeda vẫn là một mối đe dọa
Báo cáo cảnh báo rằng Al Qaeda vẫn là một "yếu tố" trong khu vực và là lý do để EU tập trung nhiều vào những nhóm lấy cảm hứng từ tôn giáo.
Một báo cáo khác đã cáo buộc chi nhánh của Al Qaeda tại Syria, Jabhat al-Nusra, là mối đe dọa đói với Mỹ còn hơn cả IS.
Gần đây, các nhóm có liên kết với Al Qaeda hoặc Taliban đều tuyên bố nhận trách nhiệm cho những vụ tấn công khủng bố tại Pakistan, Burkina Faso và Somali.
Bảo Linh (theo CNN)