Khoảng 100 người nhập cư đã thiệt mạng khi tranh giành nhau thức ăn dẫn tới chìm tàu ở ngoài khơi Indonesia.
Hàng nghìn người Rohingya và Bangladesh đã mạo hiểm vượt biển để tìm kiếm cuộc sống mới |
Theo tin tức từ BBC, những người còn sống sót được đưa đến cảng Langsa của Indonesia cho biết con tàu đã cố cập bến tại Malaysia nhưng bị lực lượng hải quân nước này chặn lại và xua đuổi. Những người di cư đói khát đã phải tranh nhau những miếng thức ăn cuối cùng.
Theo báo cáo, thủy thủ đoàn đã bỏ rơi con tàu vào ngày 15/5 trước khi những hành khách được ngư dân và cảnh sát biển Indonesia cứu sống. Ngày 16/5, tờ MailOnline dẫn lời 1 người tị nạn được đưa tới cảng Langsa cho biết những người di cư đã "chiến đấu quyết liệt" để tranh giành những mẩu thức ăn trên tàu buôn bẩn thỉ sau khi Malaysia từ chối tiếp nhận họ.
Liên hợp quốc đã lên án hành động của Malaysia khi từ chối những người tị nạn.
Khoảng 25.000 người Rohingya và Bangladesh đã liều lĩnh đi trên những con tàu không thể ra khơi từ Burma trong 3 tháng đầu tiên của năm 2015.
Các quốc gia Đông Nam Á đang được thúc giục để đối phó với những vấn đề về tàu thuyền di cư ngày một tăng. Vào ngày 17/5, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia, Anifah Aman cho biết ông hy vọng sẽ thảo luận vấn đề này với chính phủ Burma "trước khi nó trở thành vấn đề quốc tế".
Thủ tướng Malaysia cho biết ông sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ từ Myanmar để giải quyết "các thảm họa nhân đạo" liên quan đến làn sóng di cư trên những con thuyền đến Đông Nam Á.
Malaysia, Indonesia và Thái Lan đã phải chịu áp lực ngày càng tăng để cứu những người Rohingya và Bangladesh bị đói và bất lực sau khi lênh đênh trên biển trong tình trạng thiếu thức ăn và không biết đi đâu.
Vì các nước từ chối không cho tàu họ cập bến nên những kẻ buôn lậu giờ đâu đã từ chối thả các hành khách cho đến khi họ nhận được một khoản tiền chuộc.
Khoảng 900 người đã bị chết đuối ở Địa Trung Hải trong tháng 4 sau khi tàu nhập cư chở họ bị chìm ngoài khơi Malta.
Bảo Linh ( Theo Dailymail)