Các loại rau thơm thường có đặc tính kháng khuẩn, chống nấm, chống lại nhiễm trùng do thực phẩm, bệnh lý và dị ứng. Do đó người thường bị dị ứng thực phẩm, bệnh dị ứng có thể thêm rau thơm vào công thức nấu ăn hằng ngày để hỗ trợ cải thiện bệnh.
Các loại rau thơm mang lại nhiều Công dụng hỗ trợ và bảo vệ sức khỏe. Do đó hãy kết hợp các loại rau thơm vào công thức nấu ăn hằng ngày để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các vấn đề y tế khác nhau.
Mùi tàu: Theo Đông y, loại rau này có vị the, tính ấm, mùi thơm hắc, tác dụng khử thấp nhiệt, thanh uế, mạnh tì vị, kích thích tiêu hóa. Bạn có thể dùng loại rau này để trị chứng đầy hơi, ăn không tiêu. Lấy 50 gram rau mùi tây kết hợp với gừng tươi đập dập. Cho cả hai nguyên liệu và siêu đất, thêm 400 ml nước. Sắc đến khi nước cạn một nửa thì lọc lấy phần nước, chia làm 2 lần uống cách nhau 3 giờ.
Rau mùi tây
Sử dụng rau mùi tây và một số loại rau thơm khác được cho là có thể hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư. Rau mùi tây chứa lượng apigenin rất cao, được cho là có thể làm giảm cơ hội phát triển của tế bào ung thư và khối u trong cơ thể người.
Bên cạnh đó apigenin cũng được cho là có thể góp phần ngăn chặn sự hình thành các mạch máu mới. Điều này ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
Cây sả: Sả rất tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng kích thích ra mồ hôi, hạ sốt ở người bệnh cảm và giúp lợi tiểu. Sả còn được dùng để điều trị chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp, đau đầu...
Cây thì là (thìa là): Thì là còn được gọi là thời la, đông phong. Theo cuốn Nam dược thần hiệu, hạt thì là có vị cay, tính ấm, không độc, tác dụng bổ thận, mạnh tì, tiêu trướng, trị đau răng, đau bụng...
Húng chanh: Húng chanh còn được gọi là rau tần, vị chua the, thơm hăng, tính ấm, có tác dụng giải cảm, tiêu đờm, khử độc, trị cảm cúm, lạnh phổi... Bạn có thể dùng 12 lá húng chanh, 10 lá tía tô rửa sạch và sắc lấy nước uống để trị chứng hen suyễn. Đem húng chanh hấp chung với lá hẹ, mật ong cho trẻ uống có tác dụng làm sạch miệng, trị ho.
Cây bạc hà: Bạc hà cũng là loại cây có tác dụng chữa cảm cúm hữu hiệu. Ngoài ra, loại rau thơm này còn có khả năng hỗ trợ tiêu hóa, chữa đầy hơi, thấp khớp, nấc cụt, trị viêm xoang nhẹ. Tinh dầu trong lá bạc hà có thể làm dịu các vết côn trùng cắn. Không những thế, ngửi tinh dầu bạc hà có thể làm dịu cơn hen suyễn nhẹ.
Tía tô: Tía tô là vị thuốc được y dược học đông phương xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi) thuốc nhóm phát tán phong hàn (nhóm do lạnh gây bệnh) cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt. Không chỉ là rau gia vị thơm ngon, tía tô còn là Cây thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Ngoài ra, với giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P... tía tô có tác dụng đẹp da.
Cây rau răm: Theo Đông y, loại rau này có vị cay, tính ấm, không độc và được dùng để trị rắn cắn, chàm ghẻ, mụn trĩ, kích thích tiêu hóa... Có thể dùng 15-20g cả thân và lá rau răm tươi, rửa sạch, vắt lấy nước cốt uống hàng ngày để trị chứng tiêu hóa kém.
Rau mùi: Loại rau này còn được gọi là ngò ta, hương tuy... Trong Đông y, loại rau nó vị cay, tính ấm, không độc, tác dụng tiêu thức ăn, trị phong tà, thông đại tiểu tiện, phá mụn độc, trị các trứng đậu, sởi khó mọc... Nhai kỹ rau mùi với rau húng chanh và nuốt lấy nước có thể trị chứng loét niêm mạc lưỡi.
Húng quế: Húng quế đặc biệt tốt cho bệnh nhân tim mạch. Húng quế chứa các chất chống viêm, chống oxy mạnh mẽ có thể hỗ trợ điều trị bệnh và các biến chứng khác nhau của bệnh tim mạch.
Một số nghiên cứu cho biết tiêu thụ tinh dầu húng quế thường xuyên cũng có thể làm cholesterol, triglyceride và làm hạ đường huyết.