Tần Thủy Hoàng là nhân vật máu mặt của Trung Hoa khi có năng lực thống nhất giang sơn, chấm dứt hơn 200 năm chiến tranh tại 6 nước Trung Hoa. Vị hoàng đế này còn là người thiết lập hệ thống quận, thống nhất chữ viết, tiền tệ, trọng lượng và thước đo, tạo ra hệ thống chính trị.
Tuy nhiên, triều đại hùng cường và rộng lớn này đã tàn lụi không lâu sau khi vua Tần qua đời. Vị Hoàng đế thứ hai của nhà Tần là Hồ Hợi, ông thừa kế sự tàn bạo của cha, tuy nhiên lại không có tài thao lược của cha, khiến triều đình rơi vào tay kẻ khác, làm cho nhà Tần diệt vong.
Hồ Hợi lên ngôi trong thời gian ngắn nhưng lại làm người ta phải kinh ngạc vì hành vi tàn ác đối với các huynh muội của mình. Thực tế, Tần Thủy Hoàng có hơn 30 người con, tuy nhiên người ta chỉ dám nhắc đến Tần Thủy Hoàng có 2 người con, tất cả đều bị “xử lý” một cách vô cùng dã man.
Để củng cố ngai vàng, Hồ Hợi lập tức cho thảm sát các huynh muội không chừa một ai, trong đó có cả con gái yêu quý nhất của vua cha là Doanh Dương Mạn. Khi tìm kiếm, các nhà khảo cổ đã tìm thấy tổng cộng 17 ngôi mộ cổ, trong đó chỉ có 7 ngôi mộ chứa xương người, những ngôi mộ còn lại không tìm thấy xương.
Tất cả những ngôi mộ này đều chết vì bị thảm sát với cách thức tàn nhẫn như có mũi tên trên đầu, gãy tay chân, tách hộp sọ khỏi thân… Ban đầu, các chuyên gia cho rằng đây là các công tử, tiểu thư bình thường ở thời cổ đại, tuy nhiên, sự thực đó chính là lăng mộ của người con gái Tần Thủy Hoàng vì có con dấu khắc chữ "Dương Tư" và một con dấu khác làm bằng đồng.
Dưới thời vua cha cai trị, Doanh Dương Mạn được hưởng vinh hoa phú quý không ai bì kịp, là nàng công chúa sống một cuộc đời không phải lo nghĩ. Thế nhưng sau khi vua cha qua đời, nàng cũng hoàn toàn mất đi chỗ dựa của mình, trở thành đối tượng trút hận đầu tiên của Hồ Hợi. Thi hài của nàng công chúa sống trong nhung lụa một thời, nay bị phân mảnh khiến tất cả các chuyên gia đều đau xót.
Ảnh minh họa