5 trong số 7 người đứng cạnh Kim Jong-un trong đám tang cha ông chưa đầy 4 năm trước có thể đã biến mất, bị hành quyết hoặc bị trục xuất.
Jang Song-thaek, Kim Ki Nam, Choe Tae-bok, Ri Yong-ho, Kim Yong-chun, Kim Jong-gak và U Dong-chuk - những tinh hoa của chính trị và quân sự TRiều Tiên - đều hộ tống bên cạnh quan tài của ông Kim Jong-il vào tháng 12/2011.
Chú của Kim Jong-un, Jang Song-thaek được cho là đã bị xử bắn. Ông Ri được cho là đã chết còn 1 người đã biến mất, 2 người bị trục xuất.
Chỉ còn Kim Ki Nam, người đứng đầu cơ quan tuyên truyền và Choe Tae-bok, Chủ tịch Hội đồng nhân dân là vẫn còn bên cạnh ông Kim.
Kim Jong-un (giữa) đi đầu đoàn xe tang chở quan tài ông Kim Jong-il tại Bình Nhưỡng vào ngày 29/12/2011 |
Những người đi bên xe tang, theo thứ tự từ 1-8: Kim Jong-un, Jang Song-thaek, Kim Ki-nam, Choe Tae-bok, Ri Yong-ho, Kim Yong-chun, Kim Jong-Gak và U Dong-chuk |
Mới đây, bằng cách thức luẩn quẩn, nhà lãnh đạo Kim Jong-un lại tìm cách củng cố quyền lực của mình khi hành quyết bộ trưởng Quốc phòng.
Hyon Yong-choi, 66 tuổi, người đứng đầu quân đội Triều Tiên vào năm 2012 đã bị hành quyết bằng một khẩu súng phòng không trước sự chứng kiến của hàng trăm quan chức trong một doanh trại quân đội ở thủ đô Bình Nhưỡng vào ngày 30/4.
Ông bị tội gì? Các bài báo cho rằng ông bị cáo buộc ngủ gật trong các sự kiện quân sự và đã cãi lời nhà lãnh đạo của mình.
Vào tháng 12/2013, Jang Song-thaek, 67 tuổi, chú rể của Kim Jong-un đã bị xử bắn sau một phiên tòa quân sự công khai.
Hãng thông tấn chính thức của Triều Tiên cho biết Jang đã tìm cách "làm mất ổn định đất nước" và phải chịu trách nhiệm về ý định gây ra một cuộc đảo chính.
Trong một tuyên bố của mình, Bình Nhưỡng đã gọi Jang là "kẻ phản bội dân tộc của mọi thời đại", "tồi tệ hơn một con chó" và "cặn bã của xã hội".
Hãng KCNA đưa tin Jang thay vì lấy cái chết của cha Kim Jong-un là cơ hội để thử thách cháu trai thì lại nhân đây tranh giành quyền lực.
Ông cũng bị cáo buộc tội tham nhũng, quan hệ lăng nhăng, nghiện cờ bạc, ma túy khi ông bị cách chức.
Từ tháng 4 năm ngoái, 11 quan chức tự nhận trung thành với Jang Song-thaek cũng đa thiệt mạng, trong đó có Kim Chol, một phó tướng trong quân đội. Ông này bị đưa lên đoạn đầu đài và bị bắn bằng súng cối.
Hàng chục binh sĩ Triều Tiên đã thiệt mạng trong vụ đấu súng ác liệt xảy ra sau khi lãnh đạo quân đội Ri Yong-ho bị bãi nhiệm vào tháng 7/2012.
Ông bị miễn nhiệm chỉ chưa đầy 6 tháng sau đám tang Kim Jong-il đã dẫn tới cuộc đối đầu giữa quân chính phủ và những người thề trung thành với ông.
Tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc dẫn lời các quan chức chính phủ tại Seoul cho biết bạo lực đã nổ ra sau khi Phó nguyên soái Choe Ryong-hae, Cục trưởng tổng cục chinh trị quân đội nhân dân Triều tiên cố bắt giữ ông Ri.
Các quan chức cho biết Phó nguyên soái đã bị sa thải theo lệnh của Kim Jong-un mà không rõ lý do.
Một báo cáo cho biết có đến 36 binh sĩ - cả ủng hộ và chống lại Ri - đã chết trong cuộc hỗn chiến.
Một nguồn tin cho biết "không loại trừ khả năng ông Ri đã bị thương nặng, thậm chí bị chết trong cuộc đấu súng khi các vệ sĩ cố gắng bảo vệ ông".
Lý do chính xác về việc ông Ri rời khỏi chức vụ vẫn chưa rõ mặc dù Triều Tiên khẳng định ông bị bệnh.
Theo cơ quan tình báo Hàn Quốc (NIS), từ đầu năm đến nay, Kim Jong-un đã hành quyết khoảng 15 quan chức cấp cao, nâng số quan chức bị xử tử từ cuối năm 2011 lên 70 người.
Bảo Linh ( tin tức Dailymail)