Tin mới

Kim Jong-un thực sự muốn gì?

Thứ năm, 29/01/2015, 14:17 (GMT+7)

Muốn tồn tại, có nền kinh tế phát triển mạnh, đất nước thống nhất hay làm láng giềng hữu nghị với Trung Quốc, Kim Jong-un đang thực sự muốn điều gì?

Muốn tồn tại, có nền kinh tế phát triển mạnh, đất nước thống nhất hay làm láng giềng hữu nghị với Trung Quốc, Kim Jong-un đang thực sự muốn điều gì?

 

Chúng ta đã biết những gì về tham vọng của Kim Jong-un? Dưới đây là quan điểm của 4 chuyên gia về mong muốn của nhà lãnh đạo Triều Tiên.

Nhà báo nước ngoài Jean Lee: “Sự tồn tại”

Nữ nhà báo Jean Lee

Jean Lee sinh ra tại Mỹ, cha mẹ là người Hàn Quốc. Bà lớn lên cùng với những câu chuyện về những gia đình Triều Tiên bị ly tán do cuộc nội chiến năm 1953. Vài năm trước, cô đã trở thành nhà báo nước ngoài đầu tiên mở văn phòng tại Triều Tiên.

Lần đầu tiên cô được nhìn thấy Kim Jong-un là trong một buổi diễu binh. “Khi ông ấy bước ra, dân chúng tại quảng trường hoàn toàn bị sốc và sợ hãi. Họ chưa từng nhìn thấy hình ảnh của ông trước đó. Họ chỉ thực sự biết đến sự tồn tại của ông ấy vài tuần trước đó”.

“Họ hoàn toàn sốc khi thấy người sắp trở thành lãnh đạo của mình còn quá trẻ. Ông ấy không phải là con cả vì thế không phải là người được coi là có thể mang lại thắng lợi. Có điều gì đó rõ ràng về ông ấy, tham vọng, có lẽ là một loại tàn nhẫn, một số phẩm chất mà cha ông từng có và thế hệ tiếp theo của ông ấy cũng sẽ mang tới cho đất nước này”.

Thế giới đã thấy sự tàn nhẫn từ 1 năm trước khi ông hành quyết người chú của mình với cáo buộc cố lật đổ nhà nước.

Nhưng Jean Lee cho biết sẽ là sai lầm nếu nghĩ rằng Kim Jong-un vẫn còn duy trì nắm quyền chỉ vì sự sợ hãi:

“Một trong những điều mà tôi thấy trên đất nước này trong vài năm qua đó là tất cả việc xây dựng những sân băng nghệ thuật. Ở đây đã thực sự có những sân băng, những khu trượt tuyết được mở vào năm ngoái, những dự án lớn. Tôi thấy tất cả những việc này là sự đầu tư mà họ đang làm cho tương lai của mình. Ông ấy là một người đàn ông trẻ. Nếu ông ấy giành chiến thắng bằng cách hỗ trợ những thế hệ tương lai của Triều Tiên – những người sẽ trở thành nền tảng quyền lực cho ông, ông ấy sẽ tìm ra cách để giành được lòng trung thành của họ và đây là một phần trong đó”.

Doanh nhân Geofrey See: “Một nền kinh tế mạnh hơn”

Doanh nhân Geoffrey

Geoffrey See là một người Singapore. Anh đã tới lui Triều Tiên trong vòng 7 năm qua, làm việc với những doanh nhân trẻ tại quốc gia này. Anh nói rằng người Triều Tiên đang suy nghĩ sáng tạo hơn về nền kinh tế.

“Khoảng 6 năm trước, khi chúng tôi bắt đầu chương trình của mình, các đối tác của chúng tôi thường bắt đầu bằng những bài diễn văn rất dài về chủ nghĩa xã hội và cách mà họ có được hệ thống này cũng như việc không bao giờ thay đổi nó”.

“Trong những năm gần đây, thay vào đó, người ta thường nói về việc cố gắng để có được những thứ tốt nhất từ nước ngoài và cố điều chỉnh để phù hợp với hệ thống. Vì thế tôi nghĩ rằng đó là một sự thay đổi rất thú vị trong suy nghĩ”.

“Nếu bạn nhìn vào các khu kinh tế mà Triều Tiên đang đầu tư, một trong những khu vực chủ chốt là Wonsan. Đây là một vùng kinh tế ở bờ biển phía đông Triều Tiên. Nó đối mặt với Nhật Bản và giáp biên Hàn Quốc. Đây là một trong những nơi xa nhất so với Trung Quốc. Vì vậy chúng tôi tin rằng đây là một phần mục tiêu để cân bằng ảnh hưởng kinh tế Trung Quốc đối với Triều Tiên”.

Kim Jong-un cũng đưa ra những lời đề nghị với Tổng thống Nga Putin. 2 năm trước, Nga đã xóa bỏ 90% số nợ của Triều Tiên. Nhưng Geoffrey See nói không có nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng tham gia vào môi trường kinh doanh mang phong cách riêng của đất nước này.

“Chúng tôi đã gửi email cho Triều Tiên 2, 3 ,4 lần và không nhận được phản hồi. Chúng tôi đã từng lo lắng về điều đó. Chúng tôi tự hỏi liệu họ có đọc thư mà mình gửi đi không, liệu mọi thứ có đang tiến lên không”.

“Chúng tôi đã đến đó sau 3 tháng kể từ khi bức mail đầu tiên được gửi đi. Khi gặp nhau, chúng tôi hỏi họ: “Các anh có nhận được email của chúng tôi không?”. Họ đáp: “Ồ, các anh đã tới đây sau 3 tháng. Chúng tôi cảm thấy không cần phải gửi thư hồi âm bởi chúng tôi chỉ nói chuyện khi các anh trở lại đây”.

Người ủng hộ Kim Myong Chol: “Giải thưởng lớn: sự thống nhất đất nước”


Kim Myong Chol sinh ra và sống tại Nhật Bản, nhưng ông là một người dân tộc Hàn.

Ông đến Triều Tiên hơn 20 lần trong vòng 40 năm qua. Ông đã từng gặp những người được xem như thành phần ưu tú của đất nước này trong đó có 2 người họ Kim – cha và ông nội của Kim Jong-un. Ông chưa gặp người họ Kim thứ ba nhưng ca ngợi đó là người “gan dạ, quả quyết và thông minh”.

Kim Myong Chol được mô tả như người phát ngôn không chính thức cho nhà lãnh đạo Triều Tiên.

“Điều gì làm cho ông ấy khác với 2 người họ Kim còn lại. Đó là ông ấy sẽ thành công trong việc đạt được những gì mình muốn. Việc thống thống Triều Tiên mà không cần sự can thiệp của nước ngoài. Cuối cùng, Mỹ sẽ rời khỏi Hàn Quốc và bán đảo Triều Tiên sẽ tái thống nhất”.

“Mỹ sẽ nhận ra sự vô ích, vô nghĩa khi để quân đội hiện diện tại Hàn Quốc. Triều Tiên sẽ trở nên quá mạnh đối với Mỹ. Chúng ta hiện có vũ khí hạt nhân, chúng ta có tên lửa đạn đạo liên lục địa, có bom hydrogen”.

“Chúng ta là nạn nhân của sự xâm lược của Mỹ. Triều Tiên là đất nước bị Mỹ trừng phạt, hành hung, tiến hành tội ác và cô lập nhiều nhất”.

Ông khẳng định hành vi không thể đoán trước của Kim Jong-un là một phần trong chiến lược đấu lại Mỹ.

“Triều Tiên là một đất nước rất nhỏ. Mỹ lại là nước lớn với vũ khí hạt nhân. Vậy thì làm thế nào để đánh bại kẻ thù? Đó là khôn hơn họ. Khôn hơn Mỹ là cách duy nhất để Triều Tiên có thể tồn tại.

Nhà phân tích Trung Quốc Yanmei Xi: “Láng giềng hữu nghị”

Nhà phân tích Yanmei Xi

Yanmei Xi là nhà phân tích Trung Quốc cấp cao thuộc Nhóm Khủng hoảng Quốc tế tại Bắc Kinh.

Bà cho rằng Kim Jong-un có thể làm được rất ít nếu không có sự hỗ trợ của Trung Quốc.

“Triều Tiên dựa vào Trung Quốc để tồn tại. Nếu Trung Quốc cắt nguồn cung nhiên liệu qua sông Yarlu giữa Triều Tiên và Trung Quốc thì chế độ nước này sẽ sụp đổ chỉ trong vài tuần. Vì thế vai trò của Bắc Kinh rất quan trọng và cần thiết tại bán đảo Triều Tiên”.

Và khi Triều Tiên làm điều gì mà Trung Quốc không hài lòng, họ sẽ vấp phải sự trừng phạt nhanh chóng, chính xác.

“Khi có những báo cáo và thông tin tình báo nói rằng Triều Tiên có thể sắp tiến hành vụ thử hạt nhân thứ tư, Trung Quốc đã làm chậm quá trình cung cấp nhiên liệu và lương thực”.

“Nhưng trước khi làm điều đó, Trung Quốc đã nghiên cứu việc cung cấp nhiên liệu và thu hoạch ngũ tốc, tính toán số lượng giảm thiểu để đảm bảo không gây ra bất ổn. Điều này muốn gửi 1 tín hiệu về sự không hài lòng nhưng không gây bất ổn cho chế độ hay gây ra tổn thất thực sự”.

Tại sao lại như vậy? Bởi Trung Quốc cũng cần nước láng giềng này: Triều Tiên nằm giữa Trung Quốc và Hàn Quốc, nơi 28.000 binh lính Mỹ đang đồn trú.

“Triều Tiên từng là một bước đệm quân sự cho Trung Quốc tránh bất cứ nguy cơ tiềm ẩn nào mà quân đội Mỹ mang tới. Với sự thống trị của hải quân và không quân Mỹ hiện nay, chiến tranh trên đất liền không quan trọng nhưng Triều Tiên vẫn là bước đệm chính trị quan trọng khi mà Hàn Quốc vẫn còn là đồng minh của Mỹ.

“Vì vậy, Trung Quốc chia sẻ quan tâm tới sự quản lý Kim Jong-un. Nhưng tôi nghĩ có người nhầm lẫn rằng dấu hiệu này hco thấy Trung Quốc muốn lật đổ Kim Jong-un. Nhưn thực sự thì ngược lại. Trung Quốc đang ổn định chế độ… để kéo dài, để bảo tồn nguyên trạng hiện tại”.

Bảo Linh (tin tức BBC)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news