Tin mới

Nga bất ngờ đưa tàu chiến tập trận ở biển Đông

Thứ năm, 06/11/2014, 10:43 (GMT+7)

Cổng thông tin của Viện Hải quân Hoa Kỳ (USNI News) ngày 5/11 đưa tin, chiếc tàu dẫn đầu của hạm đội biển Đen của Nga đã vào biển Đông để tiến hành tập trận phòng không với “tên lửa, đạn pháo và các vũ khí ngư lôi.” Đây là lần tập trận hiếm hoi của Nga ở khu vực này, tin tức do Bộ Quốc phòng Nga thông báo vào hôm thứ 4 (5/11).

Cổng thông tin của Viện Hải quân Hoa Kỳ (USNI News) ngày 5/11 đưa tin, chiếc tàu dẫn đầu của hạm đội biển Đen của Nga đã vào biển Đông để tiến hành tập trận phòng không với “tên lửa, đạn pháo và các vũ khí ngư lôi.” Đây là lần tập trận hiếm hoi của Nga ở khu vực này, tin tức do Bộ Quốc phòng Nga thông báo vào hôm thứ 4 (5/11).

Tuần dương hạm Moska mang tên lửa dẫn đường của Nga neo đậu tại cảng Colombo, Sri Lanka. Ảnh: Bộ thông tin chính phủ Sri Lanka

Tuần dương hạm Moska, số hiệu 121, lớp Slava, kỳ hạm của Hạm đội Biển Đen nặng 11.500 tấn đã khởi hành từ một quân cảng để thực thi nhiệm vụ huấn luyện tại một vùng chưa rõ ở biển Đông vào vài ngày trước.

Cổng thông tin của Viện Hải quân Hoa Kỳ (USNI News) ngày 5/11 đưa tin, tầu tuần dương mang tên lửa dẫn đường Moscow của Nga đã cập cảng Colombo của Sri Lanka sau một cuộc tập trận bắn đạn thật trên biển Đông gần đây.

Nó đã rời căn cứ hải quân Nga tại Sevastapol, Crimea vào hôm 6/9, đến cuối tháng 9 thì ghé cảng Hy Lạp trước khi vượt kênh đào Suez vào giữa tháng 10.

Chiếc tàu này được thiết kế từ thập nhiên 1970 và được biên chế vào năm 1983. Nó có thể chở khoảng 500 thủy thủ và chứa khoảng 16 quả tên lửa chống hạm P-500 cỡ lớn khiến con tàu có hình dáng răng cưa nổi bật.

Không rõ có thêm bất kỳ con tàu nào khác hay lực lượng hải quân nước nào nữa không tham gia huấn luyện cùng với chiếc tuần dương hạm này không. Nga hiện đang có quan hệ về kinh tế, ngoại giao và quân sự với cả trung Quốc và Việt Nam, trong đó đã tập trận cùng với Trung Quốc trước đây.

Tuy nhiên, Trung Quốc và Việt Nam hiện gặp nhiều mâu thuẫn về vấn đề chủ quyền ở biển Đông, lên đỉnh điểm là vào tháng Năm, Trung Quốc đã hạ đặt dàn khoan dầu trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Trong khi đó, Nga vẫn im lặng về những tuyên bố chủ quyền ở chồng lấp ở biển Đông, theo phân tích trên The Diplomat vào tháng Sáu.

Cuộc tập trận bất ngờ của Nga đến trước thềm chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Putin đến Bắc Kinh vào cuối tháng này để ký một hiệp ước an ninh mạng song phương.

Dù thế nào, sự hiện diện của Moscow ở biển Đông là một việc bất ngờ ở khu vực này, theo Eric Wertheim, tác giả của Các hạm đội tàu chiến của Học viên hải quân Mỹ cho hay.

Hành trình của tuần dương hạm Moska từ Sevastapol tới biển Đông

Ông nói: “Biển Đông chưa bao giờ là khu vực hoạt động trọng tâm của Nga ngoại trừ việc đẩy mạnh mở rộng mà chúng ta đang chứng kiến. Có một số nỗ lực để leo thang các hoạt động trên mặt biển song tốc độ sẽ chậm hơn.”

Nga đã tăng cường các hoạt động quân sự từ năm ngoái nhưng tập trung nhiều hơn vào các hạm đội tàu ngầm và trên không chứ ít tập trung vào các hạm đội hoạt động trên mặt biển, theo Tư lệnh các lực lượng hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert hôm thứ 3 (4/11) cho hay.

Với các nhiệm vụ trên mặt biển trong chiến lược hải quân gần đây của Nga, Nga hiện có một số tàu chiến tốt hơn để triển khai trong kế hoạch gọi là “tập trận inter-theater” trong đó các tàu chiến chủ lực của Nga nhanh chóng triển khai lại ở các khu vực trên thế giới, theo tạp chí Jane's.

Việc Moscow tiến hành tập trận trên biển Nhật Bản với tuần dương hạm hạt nhân lớp Kirov Petr Velikiy (còn gọi là Peter the Great) của Hạm đội biển Bắc trong năm 2010 là một ví dụ cho chiến lược này, theo Jane’s.

Tương tự, vào năm ngoái, Moscow đã cho triển khai hoạt động tại các căn cứ hải quân của Nga ở Tartus, Syria như là dấu hiệu ủng hộ chính quyền ông Bashar al-Assad và tham gia hoạt động chống cướp biển trên Vịnh Aden cùng với sự lực lượng Nhiệm vụ hỗn hợp 151 do Mỹ dẫn đầu.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu cuộc tập trận lần này của Moscow là một sự kiện bất thường hay là một dấu hiệu mở rộng hoạt động trên mặt nước của Nga.

Ông Wertheim nói: “Thật khó để nói việc này sẽ kéo dài trong bao lâu, nhưng chắc chắn là để tái khẳng định vị thế của họ trên thế giới.”

Theo Chi MK (USNI/Người đưa tin)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news