Tin mới

Mỹ khiến quan hệ Nga-Trung “nồng ấm”

Thứ tư, 29/10/2014, 09:41 (GMT+7)

Hàng loạt biện pháp trừng phạt về kinh tế và ngoại giao của Washington đối với Nga do những bất đồng trong cuộc khủng khoảng ở Ukraine đang đẩy Nga và Trung Quốc gần gũi hơn.

Hàng loạt biện pháp trừng phạt về kinh tế và ngoại giao của Washington đối với Nga do những bất đồng trong cuộc khủng khoảng ở Ukraine đang đẩy Nga và Trung Quốc gần gũi hơn.

Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Theo một bài báo đăng trên tạp chí The Washington Post vào ngày 4/10 của các tác giả Virginia Marantidou và Ralf Cossa thì chính quyền Mỹ đang quan ngại về việc 2 nước lớn và có tiềm lực cả về quân sự và kinh tế hàng đầu thế giới là Nga và Mỹ đang ngày càng trở lên thân thiết.

Sự lo ngại này của Nhà Trắng hoàn toàn có cơ sở, trước hết, bởi vì hai nước Nga và Trung Quốc là đối tác chiến lược của nhau và từ trước đến nay họ đều có quan điểm ngược lại phương tây trong các vấn đề quốc tế.

Trong năm qua Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Gazprom của Nga và Trung Quốc ký hợp đồng khí đốt với số tiền là 400 tỷ USD. Hơn nữa, điều kiện của hợp đồng này là thanh toán bằng tiền quốc nội ( đồng RUB và đồng Nhân dân tệ), không bằng USD.

Sau đó, trong một tuyên bố chung, các đại biểu tham dự Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 4 của Hội nghị về các biện pháp tương tác và xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) vào đầu năm nay, hai nhà lãnh đạo của Nga và Trung Quốc cam kết sẽ tăng cường quan hệ đối tác chiến lược. Cả hai nước thường xuyên phủ quyết trong các nghị quyết của LHQ về Syria và Bắc Triều Tiên do Mỹ và phương tây soạn thảo.

Đặc biệt, Trung Quốc đã thể hiện một sự điềm tĩnh đáng chú ý đến sự can thiệp của Nga ở Ukraine. Được biết, Trung Quốc luôn luôn rất nhạy cảm với các vấn đề về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ - những "nguyên tắc không can thiệp" ở đây là một trong những lý do chính mà Bắc Kinh đưa ra trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Mặc dù trong thực tế Trung Quốc có mối quan hệ chặt chẽ với Ukraine trong lĩnh vực quốc phòng nhưng Bắc Kinh vẫn kiềm chế không chỉ trích các hành động của Moscow.

Mỹ đúng là rất lo ngại khi Trung Quốc và Nga sát lại gần nhau. Hiện nay Trung Quốc đã là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và Nga cũng là cường quốc quân sự hùng mạnh. Chính vì thế một trong những chiến lược hàng đầu của Mỹ là tìm cách chia rẽ Nga và Trung Quốc.

Tuy nhiên các chuyên gia phân tích cho rằng, Nga và Trung Quốc có thể có nhiều mặt cùng quan điểm đối phó lại chiến lược thế giới đơn cực của Mỹ nhưng giữa Moscow và Bắc Kinh cũng đang có những chiến lược cạnh tranh và kiềm chế lẫn nhau. Trong đó đặc biệt là sự gia tăng ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực Trung Á, khu vực có nhiều các đồng minh truyền thống của Nga. Sự trỗi dậy của Trung Quốc về tất cả các mặt từ kinh tế đến quốc phòng cũng là tiếng chuông cảnh báo Moscow trong việc củng cố và phát triển vị thế địa chính trị của mình.

Theo Yên Hưng (Newsland/Người đưa tin)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: bất đồng Ukraine

Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Lý thuyết khác xa thực tế

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn kiên định thể hiện cam kết "mô hình quan hệ nước lớn" dựa trên 3 trụ cột là không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, 5 năm qua, cam kết đầu tiên - không đối đầu - dường như đã biến mất khi Trung Quốc tham gia vào những cuộc tranh cãi khác nhau và xung đột với các nước láng giềng.