Ở thị trấn chỉ có 2.500 người này, Tam giác quỷ Bermuda kỳ lạ của loài chim vẫn chưa có lời giải bất chấp sự tìm tòi của các nhà khoa học uy tín nhất Ấn Độ.
Cứ sau mùa mua, thường là vào tháng 9 hoặc 10, hàng nghìn con chim lại tìm về và hiện tượng này chỉ xảy ra vào những đêm không trăng. 44 loài chim ở Jatinga đột nhiên trở nên xao xác từ khoảng 18h-21h30. Những con chim bị mất phương hướng, chúng lao vào các ngọn đèn đuốc khắp thành phố. Tuy nhiên, thuật ngữ quyên sinh là một cách gọi không đúng.
Một số loài chim thi thoảng lao xuống và mất mạng nhưng không phải là cố ý. Thường thì dân làng Jatinga mới là những người thực sự tiêu diệt chúng. Họ tin rằng những con chim là "linh hồn bay từ trên trời xuống để khiến họ khiếp sợ". Chính vì vậy, dân làng đã bẫy hết đàn chim.
Bất chấp nguy hiểm và sự việc lặp đi lặp lại hàng năm, hàng nghìn con chim vẫn bay đến để dâng hiến sinh mạng trong khu ngôi làng nhỏ này. Một số giả thuyết được đưa ra, một trong số này cho rằng độ cao, gió lớn và sương mù khiến lũ chim mất phương hướng và chúng bị ánh sáng từ ngôi làng thu hút. Một giả thuyết khác là thời tiết khu vực gây "thay đổi chất lượng từ tính của nước bên dưới" khiến loài chim mất phương hướng.
Các hiệp hội chim và động vật hoang dã tại Ấn Độ đã đến ngôi làng để khai sáng cho người dân với hy vọng họ không tiêu diệt chim nữa. Kể từ đó, số lượng chim bị mất đã giảm 40%. Các quan chức chính quyền tại Assam đang hy vọng sử dụng hiện tượng này để thu hút khách du lịch đến thành phố nhỏ.
(Theo Atlasobscura)