Một nghệ sĩ trình diễn người Australia đang cố gắng vượt qua ranh giới biến đổi cơ thể bằng cách cấy một cái tai lên cánh tay của mình. Sau đó, ông dự định sẽ kết nối cái tai với Internet.
Nghệ sĩ Stelarc cấy tai vào tay |
Điều này nghe có vẻ điên rồ nhưng lại quan trọng đối với những người tham gia vào dự án dài hạn, kết hợp giữa khoa học, nghệ thuật và công nghệ này.
Nghệ sĩ Stelarc (tên khai sinh là Stelios Arcadiou) đưa ra ý tưởng "Tai trên tay" lần đầy cách đây gần 20 năm nhưng ông phải mất 1 thập kỷ để tìm ra đội ngũ y bác sĩ sẵn sàng thực hiện ca phẫu thuật, theo đài ABC. "Chiếc tai xinh đẹp hiện nay là một phần của tay tôi. Nó được gắn cố định vào cánh tay tôi và nó có nguồn máu của riêng mình", ông nói.
Mặc dù điều này là xác thực, việc xuất hiện của một vật thể giống bộ phận trên cơ thể người - tại một vị trí bất thường - thì chiếc tai này của Stelarc không phải là nhân bản cơ quan di truyền (phát triển một cơ quan trước khi đưa vào cơ thể người). Thay vào đó, nhóm bác sĩ đã tiến hành nhiều cuộc phẫu thuật để chuẩn bị và cấy một cái tai giả vào tay ông. Sau đó, da và mô ở tay sẽ phát triển quanh cái tai này.
Các bạn có thể xem quá trình cấy ghép trong video này:
[mecloud] VbLvcNHDHo[/mecloud]
Sau khi cấy ghép, công việc tiếp theo là lên kế hoạch để tạo hình 3 chiều để trông cái tai thực tế hơn. Quá trình này sẽ liên quan đến việc nâng thùy tai lên, lấy nó ra khỏi cánh tay trong khi kết hợp với một số vật liệu di truyền của Stelarc.
"Thùy tai có thể được hình thành bằng cách tạo ra một "túi da" được lấp đầy bằng các mô mỡ và các tế bào gốc trưởng thành. Nói cách khác, thùy tai sẽ được phát triển bằng cách sử dụng các tế bào trưởng thành của chính tôi. Quá trình này là bất hợp pháp tại Mỹ vì thế nó phải diễn ra ở châu Âu. Vẫn còn một số thứ dựa trên thí nghiệm mà không có sự đảm bảo rằng các tế bào gốc sẽ phát triển đồng đều và thuận lợi - nhưng nó đã cung cấp cơ hội cho sự phát triển để tạo hình cho nhiều bộ phận của tai - và có thể tạo thành một cái tai hình súp lơ!"
Như video phẫu thuật trên cho thấy, một cái microphone đang làm việc đã được cấy cùng với cái khung tai, mặc dù nó đã bị gỡ bỏ ngay sau đó do nhiễm trùng. Ông Stelarc (hiện đang là giáo sư khoa Nhân văn tại ĐH Curtin, tây Australia) có ý định thay thế chiếc microphone bằng một thiết bị không dây mới, sẽ truyền âm thanh tới Internet và có thể theo dõi bằng GPS.
"Cái tai này không dành cho tôi, tôi đã có 2 cái tai để nghe rồi. Chiếc tai này là một thiết bị nghe từ xa cho mọi người ở những nơi khác. Họ có thể theo dõi cuộc nói chuyện hoặc nghe thấy âm thanh của một buổi hòa nhạc tại bất cứ nơi nào tơi tới, bất cứ nơi nào bạn tới"
"Sẽ không có công tắc bật tắt. Nếu tôi không ở trong vùng phát wifi di động hoặc tắt modem ở nhà thì có lẽ tôi sẽ offline. Nhưng ý tưởng thực sự của tôi là có gắng để đôi tai online cả ngày".
Bảo Linh (theo sciencealert)