Tin mới

Làm sao cắt dòng tiền của IS - nhóm khủng bố giàu nhất thế giới?

Thứ ba, 28/10/2014, 10:59 (GMT+7)

Theo Bộ Tài chính Mỹ, Nhà nước Hồi giáo IS được xác định là nhóm khủng bố giàu có nhờ vào việc bán dầu ở thị trường chợ đen, tống tiền và tuyên truyền để kêu gọi quyên góp tiền tài trợ để mở rộng hoạt động ở Iraq cũng như Syria.

Theo Bộ Tài chính Mỹ, Nhà nước Hồi giáo IS được xác định là nhóm khủng bố giàu có nhờ vào việc bán dầu ở thị trường chợ đen, tống tiền và tuyên truyền để kêu gọi quyên góp tiền tài trợ để mở rộng hoạt động ở Iraq cũng như Syria.

 

IS được xác định là nhóm khủng bố giàu nhất thế giới

Một Chính sách chống lại IS trên nhiều mặt trận đang được hình thành nhưng các nhà ngoại giao phương Tây ở Trung Đông cho rằng những nỗ lực của các nước liên minh trong việc ngăn IS kiếm tiền đang gặp khó khăn. Theo Bộ tài chính Mỹ, mặc dù các nước liên minh đã tăng cường tập trung vào IS nhưng nhóm khủng bố này vẫn có thể kiếp được khoảng 1 triệu USD mỗi ngày.

 

Hàng chục nước liên minh do Tướng John Allen của Mỹ dẫn đầu đang chiến đấu chống lại IS – đã gặp nhau tại Kuwait trong ngày hôm qua, 27/10 để bàn về chiến lược 2 mũi nhọn: thứ nhất là quyết định công cụ tốt nhất để cắt đứt nguồn tài chính của IS, thứ hai là thu phục người Hồi giáo trên toàn thế giới bằng những thông điệp.

 

Một phần nỗ lực này trong đó có nỗ lực cuối cùng được các thành viên liên minh đồng ý. Một số cường quốc Sunni lớn tại khu vực, đặc biệt là Ả Rập Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn háo hức với chiến dịch hạ gục Tổng thống Syria Bashar al-Assad dưới sự hỗ trợ của chiến dịch liên minh. Điều này chính là trở ngại trên con đường đi tới một liên minh hiệu quả.

Nhưng có những dấu hiệu cho thấy một chiến lược chống IS rõ hơn nổi lên trong tuần qua. David Cohen, Thứ trưởng Tài chính Mỹ cho biết cả Ả Rập Saudi và UAE đều đạt được tiến bộ trong việc cắt đứt tài chính của các nhóm kinh doanh Vùng Vịnh Ả Rập giàu có. Các nhóm này đã hỗ trợ rất nhiều cho việc mở rộng tôc người Sunni và IS. Tuy nhiên, ông Cohen đã nói cả Qatar và Kuwait vẫn còn “cho phép tài trợ tài chính cho khủng bố”. Giờ đây, áp lực đối với Qatar đến từ cả 2 bờ Đại Tây Dương.

Trong khi đó, mạng lưới sản xuất và phân phối dầu của IS chỉ vài tháng trước đã đẩy 70.000 thùng dầu thô vào thị trường chợ đen. Giờ đây, lực lượng liên minh muốn cả Chính phủ người Kurd (KRG) và Thổ Nhĩ Kỳ cùng chặn tất cả các tuyến đường phân phối dầu của IS lại. Cả 2 phía đã cam kết thực hiện điều này. Trong tuần qua, các cuộc không kích của Mỹ đã hỗ trợ quân đội Iraq dưới mặt đất bảo vệ được nhà máy lọc dầu Baiji ở phía bắc Mosul.

Nỗ lực kéo 60 quốc gia cùng tham gia vòa liên minh, các nhà ngoại giao cho biết khu vực này đang rất phức tạp, đặc biệt là khi có nhiều quốc gia đang cạnh tranh thế thượng phong.

Bảo Linh/Người đưa tin (tin tức CNN)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news