Tin mới

Lãnh đạo phiến quân phủ nhận có lính đánh thuê người Hán ở Kokang

Thứ tư, 25/02/2015, 15:30 (GMT+7)

Lãnh đạo người Trung Quốc của phiến quân Myanmar đã phủ nhận nhận giúp đỡ từ lính đánh thuê hay cư dân người Trung Quốc trong cuộc chiến đấu mới đây với lực lượng chính phủ, trong một cuộc phỏng vấn với một tờ báo Trung Quốc.

Lãnh đạo người Trung Quốc của phiến quân Myanmar đã phủ nhận nhận giúp đỡ từ lính đánh thuê hay cư dân người Trung Quốc trong cuộc chiến đấu mới đây với lực lượng chính phủ, trong một cuộc phỏng vấn với một tờ báo Trung Quốc.

Myanmar đã cáo buộc những quân lính đánh thuê Trung Quốc đã chiến đấu cùng với phiến quân, và thúc giục Trung Quốc hợp tác với Myanmar để ngăn chặn “các cuộc tấn công khủng bố” được tung ra từ lãnh thổ Trung Quốc.

Theo trang Bangkok Post hôm 21/2, Trung tướng Mya Htun Oo, Tư lệnh quân cảnh Myanmar nói trong cuộc họp báo: Trong phiến quân có cả “cựu binh quân đội Trung Quốc”, nay là “lính đánh thuê” (mercenaries) được chiêu mộ để chiến đấu cho lực lượng Kokang ở vùng biên giới giáp Vân Nam.

Theo Tân Hoa Xã, cho tới cuối tuần qua, quân đội chính phủ Myanamar đã chiếm được một số cứ điểm trên đồi trong phạm vi 18 dặm từ Laukkai, thủ phủ của khu tự trị Kokang vốn có đa số dân thuộc sắc tộc Hán.

Quân đội Liên minh Quốc gia Dân tộc Myanmar (MNDAA) được dẫn dắt bởi chỉ huy người Hán Peng Jiasheng (Bành Gia Thanh). MNDAA đã phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn với chính phủ kéo dài đến năm 2009, khi quân chính phủ chiếm vùng Kokang từ nhóm này trong một vụ đụng độ khiến 10 nghìn dân phải tị nạn vào Trung Quốc.

Quân đội Myanmar đang tập hợp quân xung quanh Kokang tuyên bố lấy lại khu vực rơi vào tay phiến quân

Và lần trở lại của ông Peng từ Trung Quốc về Myanmar sau một vài năm sống lưu vong mới đây là khởi nguồn cho cuộc chiến đấu mới.

Tuy nhiên, nói với tờ Global Times, thuộc Nhân dân Nhật báo, lãnh đạo phiến quân Peng phủ nhận sự tham gia của người Trung Quốc.

Trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại được công bố vào hôm thứ 4 (25/2), ông Peng nói: “Từ vụ năm 2009, phía Kokang đã nghiêm khắc cấm người dân Trung Quốc vào Kokang để gia nhập MNDAA.

Chúng tôi sẽ không chấp nhận người Trung Quốc tham gia trong các hoạt động vũ trang vì điều này chỉ có hại cho chúng tôi.

Điều quan trọng nhất là ngay sau khi các cơ quan hành pháp Trung Quốc biết trong hàng ngũ chúng tôi có người Trung Quốc tham gia, họ sẽ gây áp lực khổng lồ lên chúng tôi. Vì vậy, tôn chỉ của chúng tôi là không để người Trung Quốc tham gia chiến đấu.”

Thành viên lực lượng MNDAA

*Theo BBC, người Kokang, có tên chữ Hán là Quả Cảm, thuộc sắc tộc Hán, nói tiếng Quan Thoại ở vùng tiểu bang Shan phía Bắc, Myanmar. Các lãnh chúa vùng này từ Vân Nam và Tứ Xuyên đến đây và đã được vua Thanh phong chức từ thế kỷ 18.

Họ đã liên minh với các nhóm sắc tộc có vũ trang khác như Quân đội Độc lập Kachin (KIA), quân đội Giải phóng Dân tộc Ta’ang (TNLA) và Quân đội Arakan (AA).

Riêng về nhóm vũ trang Kokang gốc Hán thì họ đã bị quân chính phủ đẩy lui năm 2009 và Peng Jiasheng chạy sang Vân Nam trú ngụ.

Myanmar đã thiết lập một hệ thống chính quyền tuân thủ họ tại Kokang và tình hình yên ổn được 5 năm. Nhưng từ năm ngoái, ông Peng cùng đồng đảng đã quay về, cam kết "chiếm lại Kokang".

Báo chí khu vực cho rằng phe của ông này không có sự ủng hộ của dân chúng địa phương vì họ cho là phiến quân và lãnh tụ của họ “thực chất là người Trung Quốc”.

Tháng này, Tổng thống Myanmar Thein Sein đã đưa ra tuyên bố khẩn cấp và thiết quân luật sau khi hơn 70 người bị giết trong các cuộc giao tranh giữa phiến quân và quân đội.

Cuộc chiến đấu nổ ra vào ngày 9/2 giữa quân đội và lực lượng MNDAA. Hàng nghìn cư dân đã chạy trốn khỏi khu vực, ở khắp Myanmar hay sang Trung Quốc. Một số nguồn tin tức khác nói rằng số người tị nạn lên tới 100 nghìn. Hôm 17/2, chính quyền Liên bang Myanmar tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại vùng Kokang.

Cuộc đụng độ là giai đoạn thoái trào của chính phủ bán dân sự của Myanmar, nắm quyền từ năm 2011 sau 49 năm quân đội cầm quyền và đang tìm cách chấm dứt các thế lực thù địch mà nhiều nhóm có vũ trang kể từ khi giành độc lập vào năm 1948.

Các cuộc đụng độ cũng khiến Trung Quốc lo ngại về dòng người chạy trốn bạo động đang đổ về đây.

Người dân Myanmar xếp hàng nhận lương thực tại một trại tị nạn gần biên giới với Trung Quốc ở Kokang. Ảnh: Reuters

Theo Chi MK/Reuters, BBC

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news