Hàng chục ngàn người ủng hộ Erdogan hô lớn "Tử hình, tử hình, tử hình" khi nhắc đến những người tiến hành cuộc đảo chính. Và chính phủ của Erdogan dường như chỉ đợi có thế để tiến hành "làm sạch" đất nước.
Ông Erdogan sẽ tiến hành "dọn dẹp" những kẻ chống đối". Ảnh: Reuters |
Tổng thống Erdogan đã được cảnh báo không được sử dụng cuộc đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ là một " tấm vé khống " để bỏ qua các nguyên tắc dân chủ.
6.000 người đã bị bắt sau cuộc nổi dậy dẫn đến lo ngại ngày càng lớn về việc chính phủ sẽ sử dụng cuộc đảo chính như một vỏ bọc cho việc đàn áp những người bất đồng chính kiến chính đáng.
Trong đó có 2.700 học giả và rất nhiều sĩ quan cao cấp của quân đội nằm trong số những người đã bị giam giữ sau các cuộc đụng độ. Tổng cộng 265 người trong số những người bị bắt giữ đã thiệt mạng.
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã nói rằng Quốc hội sẽ xem xét việc đề xuất các hình phạt tử hình để đối phó với những người được cho là đã thực hiện hành vi phản bội, chống lại nhà nước .
Ông Erdogan nói với những người ủng hộ mình tại Istanbul vào tối chủ nhật. Bài phát biểu của ông đã được nhấn mạnh bởi tiếng hô hào thường xuyên của đám đông rằng: " chúng tôi muốn án tử hình", sau đó ông Erdogan đã trả lời: " . Chúng tôi nghe thấy yêu cầu của bạn trong một nền dân chủ , bất cứ điều gì các bạn muốn những kẻ phản quốc sẽ nhận được. ".
Thêm vào đó, ông nói chính phủ sẽ liên lạc với các đảng đối lập của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm đạt được những quy định mới về hình phạt tử hình , ông nói: "Chúng tôi sẽ không trì hoãn quyết định này lâu. Bởi vì những người cố gắng thực hiện một cuộc đảo chính ở đất nước này phải trả giá."
Thổ Nhĩ Kỳ đã không được thực hiện bất cứ án tử hình nào kể từ năm 1984 và án tử hình đã bị bãi bỏ một cách hợp pháp vào năm 2004 như là một phần của hồ sơ đệ trình xin gia nhập Liên minh châu Âu EU.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ , Binali Yildirim , nói rằng cuộc sống đã trở lại bình thường và kêu gọi những ủng hộ tiếp tục ở lại trên các đường phố để thể hiện sự ủng hộ đối với chính phủ.
Ông cũng đã ban hành một cảnh báo cứng rắn với những người đối lập: "Tai họa đã bị cản trở . Tuy nhiên , nhiệm vụ của chúng tôi không phải chỉ đơn giản dừng lại ở đó. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiến hành các hoạt động làm sạch, dọn dẹp đất nước này để họ không thể có cơ hội một lần nữa thể hiện sự liều lĩnh, ngỗ ngược của mình bằng cách chống lại ý chí của nhân dân."
Hàng chục ngàn người ủng hộ đã hô vang " Chúng tôi muốn các án tử hình ! Chúng tôi muốn hình phạt tử hình " , ông Yildrim nói với những người ủng hộ: " Chúng tôi đã nhận được thông điệp của các bạn. Những điều cần thiết sẽ được thực hiện."
Phát biểu với kênh truyền hình France 3, bộ trưởng ngoại giao của Pháp Jean-Marc Ayrault đã thúc giục các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cai trị trong ranh giới của pháp luật: " Cuộc đảo chính không phải là một bài kiểm tra hay một cái cớ cho ông Erdogan. Không thể có những cuộc thanh trừng, chúng ta phải làm việc theo nguyên tắc của pháp luật."
Ông nói thêm các bộ trưởng châu Âu sẽ nhóm họp vào hôm nay tại Brussels để cân nhắc lại việc Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện đầy đủ các biện pháp nhằm đảm bảo các nguyên tắc dân chủ của châu Âu hay chưa.
Cuộc đảo chính được tiến hành vào tối thứ Sáu bởi các thành viên của quân đội, cũng đã gia tăng căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ, giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đòi dẫn độ của một giáo sĩ Mỹ dựa trên cáo buộc dàn xếp bạo lực.
Giáo sĩ GULEN là mục tiêu hàng đầu của Erdogan lúc này. Ảnh: QZ |
Ngày chủ nhật, Tổng thống Erdogan tuyên bố sẽ " làm sạch tất cả những con virus chống lại nhà nước", ý muốn nhắc đến những người ủng hộ Fethullah GULEN.
Ông cho biết Thổ Nhĩ Kỳ, thông qua Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao, sẽ yêu cầu dẫn độ giáo sĩ GULEN, người đang sinh sống tại Hoa Kỳ, và những người ủng hộ ông.
Trước đó, ông Yildirim cảnh báo Barack Obama rằng "bất kỳ quốc gia đứng đằng sau ông ấy tức là không có người bạn Thổ Nhĩ Kỳ, đó là một lời tuyên bố tham gia vào một cuộc chiến tranh nghiêm trọng với Thổ Nhĩ Kỳ"
"Hôm nay, sau cuộc đảo chính này, tôi lại một lần nữa kêu gọi nước Mỹ: dẫn độ người đàn ông này từ Pennsylvania về Thổ Nhĩ Kỳ ngay bây giờ" ông nói thêm.
Suleyman Soylu, bộ trưởng lao động của Thổ Nhĩ Kỳ, còn đi xa hơn cả tổng thống Erdogan, khi công khai phát biểu rằng chính Mỹ đứng đằng sau cuộc đảo chính: "Mỹ là kẻ đứng đằng sau âm mưu đảo chính . Một vài tạp chí được xuất bản ở Mỹ đã tiến hành các hoạt động kêu gọi, tuyên truyền trong vài tháng nay. Trong nhiều tháng trời, chúng tôi đã gửi yêu cầu đến Hoa Kỳ liên quan đến Fethullah GULEN. Mỹ phải dẫn độ ông về Thổ Nhĩ Kỳ" ông nói.
Tại một cuộc họp báo hôm thứ Bảy trong Saylorsburg , Pennsylvania, ông GULEN mạnh mẽ phủ nhận bất kỳ vai trò liên quan nào về cuộc đảo chính.
"Chính phủ nên được chọn thông qua một quá trình bầu cử tự do và công bằng , không phải bằng bạo lực ", ông nói.
"Là một người phải chứng kiến, chịu đựng nhiều cuộc đảo chính quân sự trong năm thập kỷ qua, đó là một điều đặc biệt xúc phạm đến tôi khi bị bất kỳ cáo buộc nào có liên quan đến một nỗ lực như vậy. Tôi khoát phủ nhận những cáo buộc như vậy."
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng Hoa Kỳ sẽ xem xét giải quyết một yêu cầu dẫn độ đối với ông GULEN , nhưng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải đưa ra bằng chứng hợp pháp và những bằng chứng ấy phải được xem xét kỹ lưỡng.
Bộ trưởng Tư pháp của Thổ Nhĩ Kỳ, Bekir Bozdag , cũng đã cảnh báo rằng số lượng những người có khả năng bị bắt giữ sẽ tiếp tục gia tăng. "Các hoạt động làm sạch sẽ được tiếp tục" ông nói.
Hôm qua, chỉ huy của căn cứ không quân Incirlik ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, đây là căn cứ được sử dụng bởi Mỹ và các đối tác liên minh khác trong cuộc chiến chống IS, đã bị bắt giữ vì cáo buộc đồng lõa trong cuộc đảo chính, một quan chức chính phủ cho biết.
Một số hoạt động đã bị gián đoạn, nhưng chỉ là tạm thời, đây là do những yêu cầu bởi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ sau cuộc đảo chính. Nhưng toàn bộ chiến dịch sẽ không bị ảnh hưởng gì, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết.
Quý Vũ (Independent)