Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã cáo buộc một học giả tôn giáo ẩn dật ở Pennsylvania có thể chính là người đứng đằng sau cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Khi các xe tăng lao vào trong các đường phố và các máy bay phản lực bay trên không trong diễn biễn cuộc đảo chính kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ vừa qua, nghi ngờ đã rơi vào Fethullah GULEN, một học giả tôn giáo Thổ Nhĩ Kỳ sống tại Mỹ và là kẻ thù chính trị của ông Recep Tayyip Erdogan, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ.
Fethullah GULEN. Ảnh: QZ |
Cho đến thời điểm hiện tại, ông Erdogan đã xuất hiện và tuyên bố nghiền nát các lực lượng chống đối của GULEN, 75 tuổi, người có nguồn gốc, ảnh hưởng sâu sắc đến chính trị, quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như các cơ sở tư pháp, phương tiện truyền thông ở các nước Hồi giáo trên toàn thế giới.
Và nếu đúng như Erdogan cáo buộc rằng GULEN đã tham gia vào cuộc đảo chính thì điều đó nó chứng minh rằng ông vẫn còn ảnh hưởng lớn và nắm giữ một lực lượng đủ khả năng đối đầu và hây bất ổn cho chính quyền hiện tại của Ankara, mặc dù ông đã sống nhiều năm ẩn dật tại Saylorsburg, Pennsylvania, Mỹ.
Liên minh vì các giá trị chung, phong trào liên kết với GULEN, phủ nhận bất cứ cáo buộc nào về sự tham gia vào cuộc đảo chính, nói: ". Chúng tôi lên án bất kỳ sự can thiệp quân sự hoặc chính trị vào nội bộ của Thổ Nhĩ Kỳ".
Erdogan, người trở lại Istanbul cuối Tối Thứ Sáu ngay sau cuộc đảo chính như một dấu hiệu cho thấy âm mưu chống lại mình đã thất bại. Ông đổ lỗi cho những người theo GULEN đã thực hiện cuộc đảo chính và cho biết: "họ sẽ phải trả giá đắt cho tội phản quốc".
Trong những tuần gần đây, Erdogan đã thấy rõ một điều là ông đang tìm cách chống đỡ vị trí chính trị trong khu vực của mình bằng cách chấm dứt sự thù địch trong quan hệ với Israel và Nga. Nhưng cho đến trước cuộc đảo chính, không có dấu hiệu cho thấy ông ấy có thể gặp khó khăn trong nước. Nếu cuộc đảo chính thành công, nó sẽ là một trong những cuộc đảo chính đáng ngạc nhiên nhất trong lịch sử hiện đại.
Một vài năm trước đây, các tổ chức bí mật GULEN là một đồng minh của Erdogan, và nhận được hỗ trợ rất lớn từ chính phủ, đầu tiên là thủ tướng và sau đó tổng thống. Nhưng vào cuối năm 2013, GULEN lên tiếng thách quyền lực của Erdogan. Các cơ quan thực thi pháp luật và cán bộ tư pháp được cho là trung thành với GULEN đưa cáo buộc tham nhũng chống lại những người gần gũi với Erdogan, trong một chiến dịch nhắm trực tiếp vào hai con trai của ông Erdogan. Hiện chưa rõ ai sẽ thắng những gì diễn dường như là một cuộc đấu tranh để giành lại sự kiểm soát đất nước mà ông Erdogan đã nắm quyền từ năm 2003. Trong đầu năm 2014 Erdogan đánh trả lại, tiến hành cuộc điều tra nhằm vào hàng trăm cán bộ cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong hai năm qua, ông Erdogan đã tấn công lại GULEN một cách mạnh mẽ, ví dự như đóng cửa tờ báo đối lập, bắt giữ các biên tập viên, bao gồm cả tờ nhật báo nổi tiếng Zaman. Ông Erdogan đã củng cố quyền lực của mình cuối tháng mười một, tiến hành kêu gọi một đạo luật mới cho việc bầu cử trong Quốc hội, đạo luật này đã được thông qua vào đầu tháng 6 vừa rồi.
Những lý do chính xác đằng sau cuộc đảo chính vừa rồi hiện tại không rõ ràng, nhưng nó có thể là một nỗ lực để chống lại kế hoạch của ông Erdogan trong việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào cuối năm nay để thay đổi hiến pháp nhằm trao thêm quyền lực cho tổng thống.
Quý Vũ (QZ)