Cuối năm là thời điểm nhiều gia đình tất bật dọn nhà để đón Tết. Đặc biệt, việc dọn dẹp bàn thờ và tỉa chân nhang cũng được nhiều gia đình chú trọng bởi đây là nơi linh thiêng, cúng gia tiên.
Thời điểm lau bàn thờ chuẩn nhất
Nhiều người quan niệm chỉ được dọn bàn thờ và tỉa chân nhang sau ngày tiễn Ông Công ông Táo về trời (ngày 23 tháng Chạp). Thế nhưng, thực tế, việc dọn dẹp bàn thờ là cách bày tỏ lòng tôn kính và tưởng nhớ đến tổ tiên nên việc này cũng có thể được làm thường xuyên.
Đặc biệt, theo các chuyên gia Phong thủy, không nhất thiết là cuối năm mới tỉa chân nhang mà trong năm cũng có thể chọn ngày cát lành để tỉa khi mà bát nhang đã quá um tùm. Điều này vừa có thể chống cháy mà tỉa bát nhang đẹp cũng là tỏ lòng thành kính đến với tổ tiên. Còn nếu chân nhang bình thường, không quá nhiều thì làm vào thời điểm cuối năm như thông lệ.
Lau bàn thờ bằng nước gì mới chuẩn?
Thông thường, nhiều người sẽ dùng nước lã để lau bàn thờ nhưng các chuyên gia phong thủy cho rằng đây là cách chưa đúng. Muốn tổ tiên cho lộc nhiều thì nên dùng 3 loại nước dưới đây để lau dọn bàn thờ:
Rượu pha tỏi
Khi lau bàn thờ hay bài vị thì không nên dùng nước lạnh, gia chủ nên dùng rượu pha loãng với tỏi giã nhỏ. Lý do, tỏi ngâm rượu có thể tẩy vết bẩn bám dính vô cùng hiệu quả đồng thời cũng xua đi được những vận xấu đang đeo bám. Không phải cứ Tết mới sử dụng rượu pha tỏi mà trong năm cũng có thể dùng nước đặc biệt này để lau dọn bàn thờ, bát hương, bài vị...
Rượu pha gừng
Khi lau dọn bàn thờ, gia chủ cũng có thể sử dụng rượu ngâm gừng để lau dọn bàn thờ. Theo quan niệm dân gian, gừng và rượu đều có Công dụng trừ tà rất tốt đồng thời nó cũng có thể loại bỏ được những vết bẩn. Vì vậy, khi lau dọn bàn thờ năm mới cũng có thể đuổi sạch xui xẻo của năm cũ đi.
Nước thảo dược
Ngoài những loại nước trên thì gia chủ cũng có thể sử dụng nước thảo dược gồm (quế, đinh hương, hồi, bạch đàn, gỗ vang). Những thứ này đem bỏ vào nồi khi đã đun sôi với 1,5 lít nước. Đun thêm 2 phút rồi tắt bếp.
Nước ấm
Nếu không có những nguyên liệu trên mà lại không sử dụng nước lạnh thì gia chủ cũng có thể lấy nước ấm để lau bàn thờ. Để tránh bị hao tài thì phải lau dọn bài vị trước rồi mới đến bát hương.
Những lưu ý khi lau dọn bàn thờ
Theo các chuyên gia phong thủy, các thành viên trong gia đình đều có thể lau dọn bàn thờ không nhất thiết cứ phải là gia chủ. Tuy nhiên, người lau dọn bàn thờ trước hết phải để cơ thể sạch sẽ, mặc đồ đàng hoàng, thành tâm.
Đặc biệt không được di chuyển chân nhang tùy tiện bởi nó sẽ ảnh hưởng đến may mắn của gia chủ. Nhất là khi lau dọn bàn thờ không được làm đổ vỡ hay nói tục chửi bậy, to tiếng là ảnh hưởng đến tổ tiên.
Nếu có nhiều bài vị cần lau dọn thì phải đổi chậu nước khác, không dùng chung nước để tránh bất kính với "bề trên".
Quy trình lau bàn thờ
Đầu tiên, gia chủ nên lau bài vị tổ tiên trước sau mới thu dọn bát hương.
Khi tỉa chân nhang thì gia chủ nên lấy thìa nhỏ xúc từng thìa một đổ ra ngoài tránh bị "tán tài". Tro trong bát hương có thể đổ ra sông, ra suối hay ao hồ và thay bằng tro mới.
Que nhang đầu tiên cắm ở vị trí 2 giờ và khi cắm sẽ đọc "năm năm đều tốt”, que thứ 2 cắm vị trí 2 giờ và đọc "tháng tháng đều tốt", que thứ 3 cắm ở vị trí 3 giờ và đọc "ngày ngày đều tốt"...Liên tiếp các que nhang cho đến nén thứ 12 là hoàn tất.
Đây là những thủ tục nhiều người cho rằng khá rườm rà nên hiện nay có nhiều gia đình chỉ thắp hương và khấn rồi báo cáo công việc đồng thời cầu xin tổ tiên phù hộ cho gia đình sức khỏe tốt, tài lộc đầy nhà là hoàn thành việc lau dọn bàn thờ.
** Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiêm.