SCMP mới đây đã đăng tải bài viết nguồn gốc bức tranh chân dung đầu tiên của Từ Hi Thái hậu do nữ hoạ sĩ người Mỹ Katharine Augusta Carl thực hiện trong gần một năm.
Những bức tranh này có tỷ lệ tương đương với người thật và từng qua tay nhiều nhà sưu tầm nổi tiếng như Tổng thống Theodore Roosevelt, hiện đang được trưng bày tại bảo tàng Smithsonian ở Washington.
Nguồn tin cho hay, Sarah Pike Conger - vợ của đại sứ Mỹ tại Trung Quốc lúc bấy giờ chính là người có công kết nối để các bức hoạ ra đời.
Sarah Pike Conger có mối quan hệ tốt với triều đình, từng là nạn nhân sống sót sau phong trào nổi loạn Nghĩa Hòa Đoàn năm 1990.
Lúc bây giờ, Conger nhận ra Từ Hi Thái Hậu chưa từng có bức tranh hay ảnh chân dung nào trong khi truyền thông Mỹ và Châu Âu luôn mô tả bà như một phù thuỷ, một bạo chúa.
Sarah Pike Conger sau đó đã ngỏ ý mời Từ Hi Thái hậu làm mẫu cho loạt tranh chân dung cũng như tiến cử Katharine Augusta Carl (lúc đó 38 tuổi) - người đang ở Thượng Hải thăm anh trai phục vụ trong quân đội.
Katharine Augusta Carl là hoạ sĩ từng tốt nghiệp ngành hội hoạ tại đại học Tennessee Female và Paris, chuyên thể loại tranh chân dung và từng có nhiều triển lãm tại Mỹ và Châu Âu.
Một thời gian dài được Conger thuyết phục, triều đình đã đồng ý và mời Katharine đến Bắc Kinh vào đúng 11h trưa ngày 5/8/1903.
Tại đây, Thái hậu sẽ làm mẫu cho bốn bức tranh, trong đó sẽ có một tấm được chọn để dự triển lãm ở St. Louis vào năm 1904.
Người hoạ sĩ và Conger đã có mặt từ sớm và được cẩm y vệ hộ tống suốt quãng đường kéo dài 25km từ cổng thành vào đến Di Hoà Viên.
Họ sau đó đã được mời vào phòng của Từ Hi Thái hậu, lúc này đã 67 tuổi, trong có thêm người hầu và phiên dịch viên.
Từ Hi Thái hậu mặc lễ phục và ngồi lên ngai vàng trong khi Carl chuẩn bị giá vẽ bên cạnh một chiếc bàn với sơn, bàn chải, giẻ lau, nhựa thông cùng nhiều công cụ của một hoạ sĩ vẽ chân dung.
Từ Hi Thái hậu đã chọn lễ phục được làm từ lụa màu vàng, tô điểm thêm họa tiết hoa tử đằng, ngọc trai và nút cài ngọc bích. Bà đeo thêm dây chuyền chuỗi 18 viên ngọc trai khổng lồ cùng nhiều trang sức quý giá như vòng tay, nhẫn, bộ móng.
Mái tóc đen của bà được rẽ ngôi giữa và cuộn dưới chiếc mũ đội đầu có cánh truyền thống của người Mãn Châu. Bà cao chưa đầy 1,5m và ngồi trên đệm, đi giày Mãn Châu với đế cao hơn 15cm.
Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của hoạ sĩ là sao chép lại toàn bộ hình dáng của Thái hậu. Sau vài giờ, Từ Hi bước xuống ngai vàng, tuyên bố ngày làm việc kết thúc, bà nhìn bức phác hoạ của Carl và không bình luận thêm gì.
Katharine Augusta Carl hôm đó cũng là người nước ngoài đầu tiên được ngủ lại trong Di Hoà Viên, được bố trí ở khu cạnh nơi vẽ, gồm phòng có sàn lát đá thẩm cạch, vách ngăn cùng hành lang chạm khắc.
Trong buổi vẽ ngày hôm sau, Từ Hi đã chuẩn bị sẵn sàng nhưng tuyên bố nghỉ chỉ sau khoảng 1 giờ vẽ. Sau buổi làm việc, bà ngắm lại bức tranh đang hoàn thiện và tỏ vẻ hài lòng.
Quá trình vẽ kéo dài đã giúp hoạ sĩ người Mỹ có nhiều thời gian khám phá Di Hòa Viên. Giữa các buổi vẽ, bà đôi khi được Từ Hi Thái hậu mời đi dạo nhưng cô không thể một mình đi xa tham quan vì luôn trong tâm thế sẵn sàng mỗi khi Thái hậu muốn vẽ.
Sau khi bức chân dung đầu tiên được hoàn thành, bức thứ 2 cũng bắt đầu. Bức thứ 4 hoàn thành khi tiết trời đã vào đông và Carl được chuyển đến Tử Cấm Thành để tiếp tục làm việc.
Tác phẩm này được dự kiến trưng bày tại một triển lãm ở St. Louis. Carl quyết định vẽ theo khổ lớn với chiều cao 3m và chiều ngang khoảng 1,8 m. Bà phải tự trèo thang để căng vải lên một khung tre cao và dùng một chiếc ghế cao gần 2m để vẽ.
Do trời đã vào đông nên Thái hậu dành càng ít thời gian hơn để ngồi làm mẫu mỗi ngày, do đó Carl buộc phải phác thảo một cách nhanh nhất có thể cũng như tự hoàn thiện các chi tiết cho đến khi đêm muộn.
Những sản phẩm của Carl thời điểm đó đã tạo nên tiếng vang lớn trong làng tranh và cho đến nay nhiều giám tuyển vẫn dành nhiều lời khen ngợi.
Trong cuốn tự truyện của mình, Carl phhủ nhận các tin đồn và cho biết bà có mối quan hệ tốt với Từ Hi Thái hậu, bà từng được triều đình Trung Quốc xây tặng một phòng tranh trong Di Hoà Viên và được mời vẽ nhiều nhân vật quan trọng khác trong hoàng tộc, nhưng các tác phẩm sau này đều không tạo được tiếng vang.