Tin mới

Loạt đại gia buôn tiền “ngã ngựa” năm 2014

Thứ hai, 15/12/2014, 10:07 (GMT+7)

Năm 2014, ngành ngân\nhàng được coi là có nhiều biến động nhất bởi có rất nhiều lãnh đạo ngân hàng bị\nbắt giữ. Theo thống kê của cơ quan chức năng, đã có 303 vụ liên quan đến lĩnh vực\ntài chính ngân hàng bị khởi tố.

 

 

Năm 2014, ngành ngân hàng được coi là có nhiều biến động nhất bởi có rất nhiều lãnh đạo ngân hàng bị bắt giữ. Theo thống kê của cơ quan chức năng, đã có 303 vụ liên quan đến lĩnh vực tài chính bị khởi tố.

Vào ngày 29.7, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã khởi tố và bắt tạm giam ông Phạm Công Danh, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), ông Mai Hữu Khương thành viên HĐQT VNCB, ông Phan Thành Mai nguyên TGĐ VNCB vì “cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng” và “vi phạm quy định trong cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

Ông Phạm Công Danh, người được biết đến với "sáng kiến" gói tín dụng 50. 000 tỉ đồng cho bất động sản, sinh 1965, tại Quảng Ngãi, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Thiên Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng Việt Nam.

Ông Phạm Công Danh, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng Việt Nam trước khi bị bắt.

Theo thông tin ban đầu, bị can có hành vi gây thất thoát nhiều tỉ đồng trong việc thuê mướn bất động sản để đặt trụ sở văn phòng. Ông Danh đã đặt cọc và ứng trước với bên cho thuê hơn 1.000 tỉ đồng dù hợp đồng với bên cho thuê trong hợp đồng được ký kéo dài 40 năm. Cùng bị bắt tạm giam với ông Danh còn có nguyên tổng giám đốc VNCB Phan Thành Mai sinh 1971, tại Nghệ An. Nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Xây dựng Việt Nam và thành viên HĐQT Mai Hữu Khương sinh 1983, tại TP.HCM.

Cả ba nhân vật này đồng thời còn là lãnh đạo Tập đoàn Thiên Thanh - một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản. Nhóm người này đã lập tài khoản thế chấp vay tiền tại VNCB; lập chứng từ chuyển tiền không có chữ ký của chủ tài khoản, không có hồ sơ… khi quá hạn không có khả năng thu nợ gây thiệt hại cho VNCB trên 6.000 tỉ đồng.

Sau đó không lâu, vào ngày 20/9, Cơ quan cảnh sát điều tra cũng đã bắt ông Đỗ Tất Ngọc (65 tuổi, trú tại phố Hàng Đồng, Hà Nội) - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) bị bắt tạm giam để điều tra về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo thông tin ban đầu, năm 2009, thực hiện chủ trương di chuyển nhà máy in ngân hàng I ra khỏi nội thành, ông Ngoạn - nguyên Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty In - Thương mại và Dịch vụ thuộc ngân hàng Agribank đã ký hợp đồng kinh tế với công ty cổ phần đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo quốc tế (Công ty INED) để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng hơn 20.300m2 đất tại khu vực Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội.

Xem thêm Video xét xử Huyền Như cùng đồng bọn :

Ông Ngọc đã đồng ý để ông Ngoạn ký hợp đồng này với trị giá hơn 93 tỉ đồng.Sau đó, hơn 90 tỉ đồng được chuyển cho Công ty INED. Tuy nhiên, lô đất chỉ là đất thuê của nhà nước, theo diện trả tiền hàng năm nên không được phép chuyển nhượng, vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý đất đai.

Trước khi ông Đỗ Tất Ngọc bị bắt, một loạt các lãnh đạo Agribank cũng đã bị bắt giữ để phục vụ công tác điều tra như ông Phạm Thanh Tân, cựu TGĐ Agribank; cựu Phó TGĐ Agribank Kiều Trọng Tuyến và ông Phạm Ngọc Ngoạn, cựu Ủy viên HĐTV Agribank. Tất cả những người này đều bị bắt giữ vì “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Và mới đây nhất, ông Hà Văn Thắm, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) cũng bị bắt vì “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

Ông Hà Văn Thắm, cựu chủ tịch HĐQT OceanBank. 

Ngoài việc từng là cựu chủ tịch HĐQT OceanBank, ông Thắm còn là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đại Dương và nhiều công ty khác có liên kết với OceanGroup. Cơ quan Thanh tra của NHNN đã phát giác hoạt động cho vay của OceanBank có nhiều điểm bất ổn, riêng ông Thắm có nhiều vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Dẫn theo nguồn tin của báo VOV, trả lời chất vẫn của Đại biểu Quốc hội về hàng loạt những vụ sai phạm lớn trong ngành ngân hàng, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã thừa nhận, kinh doanh tiền tệ, ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm, hấp dẫn đối với các loại tội phạm, cám dỗ với một bộ phận cán bộ ngân hàng thoái hóa biến chất, lợi dụng chức vụ, quyền hạn tham ô, tham nhũng, biển thủ công quỹ, vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng khẳng định, trách nhiệm của việc xảy ra các vụ việc tham nhũng, tội phạm trong ngành Ngân hàng trước hết thuộc về cá nhân, tập thể sai phạm, người đứng đầu tổ chức, đơn vị nơi xảy ra vụ việc sai phạm và cũng là trách nhiệm của lãnh đạo NHNN.

Bảo An (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news