(Tinmoi.vn) Nếu tòa án quốc tế chứng minh được “đường 9 đoạn” là bất hợp pháp thì Trung Quốc sẽ hành xử như thế nào? Nếu Trung Quốc tiếp tục phớt lờ luật pháp quốc tế, chuyện gì sẽ xảy ra?
Trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La năm nay, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã kêu gọi các nước láng giềng của Trung Quốc chống lại việc nước này đi đòi chủ quyền trên biển nhờ vào luật pháp quốc tế. Ngay trong bài phát biểu mở đầu và kết thúc, ông Abe nhắc lại: “Thượng tôn pháp luật cho Nhật Bản. Thượng tôn pháp luật cho Châu Á. Và thượng tôn pháp luật cho tất cả chúng ta”. Ông Abe kêu gọi “thượng tôn pháp luật” trên biển căn cứ vào 3 nguyên tắc: các nước thuộc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nên “làm rõ chủ quyền dựa trên luật pháp quốc tế”, “không sử dụng vũ lực hay cưỡng ép để đòi chủ quyền” và “tìm cách giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng có bài phát biểu tương tự, đề cao tầm quan trọng của luật pháp quốc tế tại Shangri-La. Một thử thách quan trọng đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, ông nói: “Liệu các quốc gia sẽ chọn giải quyết tranh chấp thông qua ngoại giao và thành lập các quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế hay giải quyết bằng việc đe dọa và ép buộc”. Ông Hagel hứa rằng Mỹ sẽ “nỗ lực hỗ trợ bất kỳ quốc gia nào để giảm căng thẳng và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế”
Những nhận xét của ông Abe và ông Hagel được đưa ra ngay sau khi Philippines quyết định khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế . Tòa án gồm 5 thành viên hoạt động dưới sự bảo trợ của Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS). Việt Nam cũng đang cân nhắc đến khả năng sẽ kiện Trung Quốc sau khi đã sử dụng “tất cả các kênh đối thoại” với Bắc Kinh. Trong tháng hai, lần đầu tiên Mỹ chính thức bác bỏ tính hợp pháp của tuyên bố “đường 9 đoạn” do Trung Quốc tự đưa ra.
Điều này cho thấy một thực tế mới nổi là Mỹ và các nước đồng minh ngày càng chú trọng vào luật pháp quốc tế: theo xu hướng này, Trung Quốc có khả năng sẽ giải quyết các tranh chấp hàng hải trong khu vực theo các điều khoản được ưu tiên. Với tốc độ phát triển quân sự và kinh tế như hiện nay, Trung Quốc sẽ không hành động nóng vội, sâu rộng để đạt được kết quả ngắn hạn. Có thể Bắc Kinh sẽ có những hành động nhỏ, tương trợ lẫn nhau và cuối cùng làm thay đổi hiện trạng khu vực. (cái nhìn sâu sắc này được diễn giải trong cuốn Science of Logic của Hegel. Trong đó Marx quan sát thấy rằng “sự chênh lệch về lượng đơn thuần nếu vượt qua một điểm cố định sẽ dẫn tới sự thay đổi về chất”).
Ông Abe lưu ý rằng “những động thái của Trung Quốc nhằm củng cố những thay đổi thực trạng bằng cách tập hợp từng sự việc đã xảy ra một”. Việc gây mất đoàn kết giữa các nước láng giềng Trung Quốc cần có thời gian. Lịch sử đối đầu tiếp tục chia rẽ Nhật Bản và Hàn Quốc và như những gì mà nhà báo David Pilling của Financial Times quan sát gần đây thì ASEAN "đang bị phân chia thành những nước có tranh chấp với Trung Quốc – bao gồm Philippines, Indonesia, Việt Nam và những nước không có tranh chấp – Thái Lan và Campuchia”.
Luật pháp quốc tế xuất hiện để ủng hộ các nước láng giềng của Trung Quốc. Gác lại khả năng sẽ phải mất vài năm để đơn kiện của Philippines được giải quyết thông qua UNCLOS – những gì cần xem xét có thể sẽ bị bỏ qua – thì nó vẫn có khả năng được tuyên án. Nếu tòa án xác định được “đường 9 đoạn” là hợp pháp thì có thể sẽ loại trừ được một cuộc bạo động đối với việc đòi chủ quyền hàng hải của Trung Quốc. Nhưng trong trường hợp ranh giới 9 đoạn trên là bất hợp pháp thì Trung Quốc có thể sẽ phản ứng lại theo 3 cách:
- Chấp nhận phán quyết và không mở rộng việc tuyên bố chủ quyền trên biển: Khả năng này rất xa vời .
- Làm lơ trước các phán quyết: Đây là khả năng lớn nhất. Giáo sư Eric Posner tại ĐH Luật Chicago kết luận: “Trung Quốc đã từ chối sự phân xử của trọng tài quốc tế và sẽ bỏ qua bất kỳ phán quyết nào chống lại họ. Và điều đó sẽ xảy ra. Các thẩm phán không thể ép Trung Quốc từ bỏ lợi ích từ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mang lại”.
- Cam kết sẽ xem xét lại những phán quyết: Có thể Trung Quốc sẽ phớt lờ nhưng không từ chối các phán quyết. Những phán quyết của bên trung gian (theo quan điểm của Trung Quốc) vẫn sẽ cung cấp cho các nước láng giềng của Bắc Kinh các căn cứ pháp lý và ngoại giao. Và có khả năng những phán quyết này sẽ ngầm ám chỉ “đường 9 đoạn” của Trung Quốc là bất hợp pháp.
Thách thức Trung Quốc đối với tòa án quốc tế ngày càng mở rộng, dư luận thế giới nhận thấy sự đi lên của Trung Quốc ngày càng phức tạp. Từ lâu, Trung Quốc đã cam kết “trỗi dậy hòa bình”. Tuy nhiên, càng ngày Trung Quốc càng bị các nước láng giềng xa lánh. Nếu UNCLOS chứng minh được “đường 9 đoạn” là bất hợp pháp và Trung Quốc đang phớt lờ luật pháp quốc tế thì sự xa lánh càng sâu sắc hơn.
Sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc tại Châu Á-Thái Bình Dương đi ngược lại với mong muốn của các nước láng giềng và phán quyết của luật pháp quốc tế. Điều này chứng minh rằng cái mà Trung Quốc nhận được chỉ là sự bất ổn và hao tiền tốn của.
Bảo Linh (Theo The National Interest)