Tin mới

Lý do khiến vị hoàng đế duy nhất lịch sử chỉ cưới một hoàng hậu trong suốt 18 năm trị vì

Thứ tư, 20/09/2023, 16:18 (GMT+7)

Đây là vị hoàng đế Trung Hoa hiếm hoi suốt đời chỉ chung thủy một vợ một chồng, hậu cung không tuyển nạp phi tần dù được cánh quan lại cầu xin dâng sớ.

Thời phong kiến, hoàng đế là người có quyền lực tối cao nhất. Không những vậy, các bậc đế vương còn có hậu cung 3000 giai lệ với nhiều mỹ nữ đẹp như hoa như ngọc. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, trong lịch sử Trung Quốc có một vị hoàng đế cả đời chỉ yêu một người phụ nữ. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cả hậu cung chỉ có một vị hoàng hậu. Đây là điều vô cùng hiếm có trong lịch sử cổ đại Trung Quốc. Vị hoàng đế này chính là Minh Hiếu Tông - Chu Hựu Đường.

Minh Hiếu Tông là con trai thứ ba của Minh Hiến Tông Chu Kiến Thâm, mẹ là Hiếu Mục Hoàng hậu Kỷ thị, một cung phi xuất thân hàn vi, phong hiệu bấy giờ là Thục phi. 

Ảnh minh họa. Ảnh Internet.
Ảnh minh họa. Ảnh Internet.

Theo Sohu, mẹ ruột của Minh Hiếu Tông vốn là một phi tần có địa vị thấp kém hơn những người khác. Trước khi Minh Hiếu Tông ra đời, cha của ông - hoàng đế Minh Hiến Tông Chu Kiến Thâm đã có hai người con với Vạn Quý phi và Đoan Thuận Hiền phi Bách Thị. Khi Chu Hựu Đường được sinh ra vào tháng 7 năm Thành Hóa thứ 6, không ai dám báo lên cho Minh Hiến Tông vì khi đó Vạn Quý phi đang được sủng ái. Phải tới năm sau khi con trai của Vạn Quý phi qua đời, Minh Hiến Tông mới biết Chu Hựu Đường được sinh ra. Sau khi biết chuyện, Minh Hiến Tông gửi gắm Chu Hựu Đường cho Chu Thái hậu nuôi. Năm 1475, tháng 6 Thục phi Kỷ thị bạo bệnh qua đời. Tháng 11 cùng năm Chu Hựu Đường được lập làm Hoàng thái tử. 

Lịch sử Trung Quốc cho biết, mẹ của Chu Hựu Đường vốn là một nô lệ bị bắt vào trong cung làm cung nữ. Một ngày nọ, bà được Hoàng đế sủng ái và mang thai. Thời điểm đó, Vạn Quý phi là người nắm giữ quyền lực lớn nhất trong hậu cung. Sau khi Thái tử qua đời, Vạn Quý phi không thể mang thai được nữa cộng với bản tính ghen tuông và muốn được hoàng đế độc sủng, Vạn Quý phi không chịu nổi khi nhìn những phi tần khác có thai nên đã lén sai người đánh đập những phi tần mang thai cho đến khi nào sảy thì mới dừng lại.

Sau khi Vạn Quý phi biết Kỷ có thai liền sai cung nữ đi phá thai trong bụng nàng. May mắn là Kỷ thị được người cung nữ này thương xót nên không ra tay. Sau khi về cung, cung nữ này đã nói dối với Vạn Quý phi rằng Kỷ thị không có thai mà chỉ bị bệnh. Dù vậy, Vạn Quý phi vẫn không hài lòng và đày Kỷ thị vào lãnh cung. Sau vài tháng ở trong hậu cung, Kỷ thị may mắn sinh ra Chu Hựu Đường. Vạn Quý phi sau khi biết chuyện đã vô cùng tức giận liền sai thái giám tên Trương Mẫn đi dìm chết đứa trẻ.

Ảnh minh họa. Ảnh Internet.
Ảnh minh họa. Ảnh Internet.

Tuy nhiên, Trương Mẫn là một thái giám nhất mực trung thành với hoàng đế nên quyết định bí mật giấu đứa trẻ và giao nó cho phế hậu là Ngô thị ở lãnh cung phía Tây nuôi nấng. Thời gian trôi qua, một ngày nọ Minh Hiến Tông than thở chuyện không có con trai nối dõi làm ông phiền lòng. Thấy hoàng đế đau buồn vì chuyện không có con trai, Trương Mẫn bèn kể cho Minh Hiến Tông về sự ra đời của Chu Hựu Đường. Sau khi biết chuyện, Minh Hiến Tông rất vui mừng nên đã mang Hựu Đường cho Thái hậu nuôi dưỡng và phong làm Thái tử. Còn Kỷ thị được phong vị thành Thục phi.

Tuy nhiên, không lâu sau khi Thục phi qua đời, thái giám Trương Mẫn cũng bị buộc phải tự sát, để cứu lấy huyết mạch duy nhất, mẹ của Minh Hiến Tông là Chu Thái hậu hết lòng bảo vệ Chu Hựu Đường. Những tranh đấu trong hậu cung trở thánh cái bóng tâm lý ám ảnh Chu Hựu Đường. Lúc nhỏ từng suýt mất mạng, phải sống ẩn dật đến cái ăn cũng không đủ. Do đó, khi Minh Hiến Tông qua đời, Thái tử Chu Hựu Đường khi ấy đã 17 tuổi lên ngôi kế vị, tức Hoằng Trị Đế. 

Ảnh minh họa. Ảnh Internet.
Ảnh minh họa. Ảnh Internet.

Ở hậu cung, Chu Hựu Đường không lập nhiều phi tần mà chỉ chung thủy với duy nhất một người đó là Hiếu Thành Kính Hoàng hậu Trương thị. Trương Hoàng hậu trở thành vợ của Hoằng Trị Đế từ năm 1487, khi ông vẫn đang là Hoàng thái tử. Sau khi lên ngôi, Hoằng Trị Đế cũng không lập thêm thê thiếp nào mà chỉ chung tình với Hoàng hậu, mặc kệ cho quan lại dâng tấu khẩn cầu như thế nào đi chăng nữa.

Tuy nhiên, liệu Minh Hiếu Tông có thực sự chỉ cưới một người phụ nữ hay không cũng đã gây ra sự nghi ngờ cho các thế hệ sau này. Trong cuốn "lịch sử nhà Minh" chỉ có Trương hoàng hậu được nhắc đến, còn các phi tần hoặc thê thiếp khác thì không được nhắc đến. Về phần lăng mộ cũng tương tự. Tuy nhiên, dân gian lại lưu truyền chuyện Minh Hiếu Tông còn có hai người thiếp khác nhưng do địa vị thấp kém nên không được ghi vào sử sách chính thức và không được chôn cất cùng hoàng đế. 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: hoàng đế