Tiểu thương tại các chợ lớn ở TP.HCM đã bắt đầu tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi. Tuy nhiên, cách thực hiện hời hợt của họ đã không nhận được sự hưởng ứng từ người dân.
Hàng năm, Sở Công thương TP.HCM đều đặn tổ chức sự kiện Tháng Khuyến mãi. Đây là chương trình thu hút được đông đảo sự quan tâm tham gia của nhiều doanh nghiệp, chợ và các siêu thị cũng như lượng lớn khách hàng tiêu thụ.
Theo thông tin ghi nhận trên báo Người Lao động thì qua sự kiến Tháng khuyến mãi gần đây nhất năm 2014, doanh số của những đơn vị tham gia đều có xu hướng đi lên, lên đến vài chục phần trăm so với thời gian trước.
Tham gia "Tháng khuyễn mãi", một cách kích cầu thường xuyên của siêu thị. Ảnh: News Zing. |
Với những dấu hiệu tích cực đó thì các doanh nghiệp đã cam kết sẽ triển khai lâu dài những chính sách bán hàng hấp dẫn nhằm thu hút đông người tiêu dùng. Bên cạnh những Chính sách đó thì doanh nghiệp vẫn tập trung chính vào chất lượng hàng hóa khuyến mãi, tăng cường công tác dịch vụ, hậu mãi để phụ vụ tốt hơn và đưa lại sự tin tưởng khi mua sắm cho khách hàng.
Nhận thấy được những sự chuyển biến tích cực đó, những tiểu thương tại các chợ cũng nhiệt tình tham gia Tháng khuyến mãi trong năm 2015 này.. Đông đảo nhất là các tiểu thương kinh doanh tại chợ Bàn cờ (quận 3), chợ Nguyễn Tri Phương (quận 10), chợ Phạm Văn hai (quận Tân Bình)… đều tham gia.
Tuy nhiên khác với những doanh nghiệp, siêu thị đã đã quen thuộc với những chính sách khuyến mãi, giảm giá thì các tiểu thương có phần hơi bỡ ngỡ.
Chia sẻ trên báo Người lao động, ngày 6/9 anh Tuấn chuyên kinh doanh quần áo ở chợ bàn Cờ đã áp dụng giờ vàng và giảm giá từ 20 đến 30% cho mặt hàng quần áo trẻ em, “Lần đầu tiên khuyến mại nên còn nhiều bỡ ngỡ, không biết làm thế nào, tôi đành bàn với vợ giảm bằng giá vốn một số sản phẩm cho có phong trào. Khách hàng khá thích, nên sắp tới tôi sẽ dành thời gian nghiên cứu học hỏi thêm” - anh Tuấn chia sẻ.
Không niêm yết giảm giá, chỉ thông báo khuyến mãi sau khi khách mua hàng,... là kiểu khuyến mãi ngược đời của các tiểu thương. Ảnh: Người lao động. |
Còn tiểu thương bán thịt tại chợ Nguyễn Tri Phương đã thống nhất giảm từ 5.000 đến 10.000 đồng/ kg. Các hàng tạp hóa thì áp dụng phương pháp tặng quà tặng như muối, nước mắm, đường,… cho những hóa đơn trên 70.000 đồng.
Vậy nhưng, không thông báo, treo bảng khuyến mãi rộng rãi như siêu thị mà các tiểu thương chỉ áp dụng cho những khách quen, hoặc chỉ thông báo khuyến mãi sau khi khách đã mua hàng xong xuôi.
Cách thức khuyến mãi này khá ngược đời, đi ngược lại với cách kích cầu của các siêu thị, trung tâm thương mại. Tuy có mang lại sự bất ngờ, ngỡ ngàng cho phần đông người dân nhưng khách hàng cũng bày tỏ sự thông cảm với cách làm của những tiểu thương lần đầu tổ chức khuyến mãi.
Trái ngược với không khí háo hức tham gia Tháng khuyến mãi của các tiểu thương thì tại các chợ đầu mối, hoạt động này không được tổ chức. Đa số các đại lý bán hàng tại đây đều bán sỉ với số lượng lớn và đã có chiết khấu cao nên khi bán ra không có thêm những khuyến mãi đi kèm.
Và sự thực là, trong khi các tiểu thương ở chợ tiếp cận dần với hình thức bán hàng khuyến mãi giảm giá nhưng vẫn chưa nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của khách hàng. Nhiều bà nội trợ vẫn tin tưởng hơn vào các chương trình khuyến mãi của siêu thị, và chưa đặt trọn niềm tin vào các tiểu thương tại chợ.
Nguyên nhân chính xuất phát từ sự khác nhau giữa cách thức trình bày giá cả, hàng hóa, trong khi tại các siêu thị giá luôn được niêm yết ra để người tiêu dùng dễ dàng theo dõi và lựa chọn thì tại các chợ, chương trình khuyến mãi rất hời hợt, giá cả trước và sau khi giảm giá không rõ ràng, đồng nhất. Tất cả những yếu tố đó đang làm giảm độ tin cậy của các tiểu thương trong tháng khuyến mãi.
Hoài An (tổng hợp)