Trong năm nay, hội nghị lần thứ 4 giữa Trung Quốc với các quốc gia Trung Đông và EU sẽ được tiến hành. Cùng với sự phát triển cân bằng và toàn diện của việc ngoại giao với các nước EU, “hòa bình, phát triển, cải cách, văn minh” là 4 trật tự phát triển quan hệ giữa Trung Quốc và các nước châu Âu.
Theo thông tin ngày 3/11 của Xinhua, ngày thứ hai trong chuyến thăm ba ngày đến Trung Quốc của Tổng thống Pháp Francois Hollande đã kết thúc tốt đẹp. Sau chuyến thăm Anh của Chủ tịch Tập Cận Bình, lãnh đạo Pháp và Đức đã lần lượt có chuyến thăm Trung Quốc, đẩy “mùa ngoại giao” châu Âu của Trung Quốc lên đến cao trào.
Các chuyên gia trong buổi phỏng vấn với các phóng viên của Xinhua cho biết, hành động lần này của Tổng thống Pháp Francois Hollande không những tăng cường mối quan hệ Trung - Pháp, còn thúc đẩy sự phát triển trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và châu Âu. Trung Quốc đang thúc đẩy ngoại giao với các cường quốc và các nước láng giềng vào mùa thu - "mùa ngoại giao" Trung Quốc.
Ông Hollande đến Trung Quốc: Bàn về biến đổi khí hậu, thúc đẩy đổi mới hợp tác
Tháng 4/2013, tổng thống Pháp Hollande-người nhậm chức chưa đầy một năm đã có chuyến thăm cấp nhà nước đến Trung Quốc lần đầu tiên. So với chuyến thăm trước đó, chuyến thăm lần này diễn ra trước khi khai mạc Hội nghị biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc diễn ra tại Paris, với mục đích quan trọng là làm “đối tác” với Trung Quốc trong hội nghị này.
Tổng thống Pháp và chủ tịch Tập Cận Bình. Nguồn Internet |
Giám đốc trụ sở đặt tại châu Âu của Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung quốc, ông Choi Jian cho biết, cộng đồng quốc tế hết sức mong đợi hội nghị tại Paris. Pháp hy vọng hội nghị này sẽ đạt được những kết quả tích cực, từ đó triển khai “ngoại giao biến đổi khí hậu”, điều chỉnh lập trường, tìm kiếm cơ hội hợp tác với các bên có liên quan.
Chủ nhiệm phòng Kinh tế Sở nghiên cứu châu Âu của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, ông Trần Tân cho biết: “Pháp vô cùng coi trọng hội nghị biến đổi khí hậu Paris. Phía Pháp vô cùng hy vọng nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ từ phía Trung Quốc qua hội nghị lần này".
Tối ngày 2/11, trong buổi hội đàm với Tổng thống Pháp Hollande, Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu, Trung Quốc luôn ủng hộ, giúp đỡ Pháp trong việc tổ chức hội nghị biến đổi khí hậu diễn ra tại Paris. Trung Quốc hy vọng Pháp sẽ tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo, thúc đẩy giúp cho hội nghị tại Paris diễn ra tốt đẹp và đạt được những kết quả toàn diện. Nguyên thủ hai nước còn cùng nhau đưa ra “Tuyên bố chung của nguyên thủ Trung Pháp về biến đổi khí hậu”.
Các chuyên gia cho biết, với tư cách là nước lớn trong các quốc gia đang phát triển, dựa trên nguyên tắc công bằng, có trách nhiệm và năng lực khác nhau của các bên, Trung Quốc sẽ có những hành động thực tế để thúc đẩy hội nghị biến đổi khí hậu tại Paris đạt được những kết quả tích cực. “Tuyên bố chung” cũng là một trong những nỗ lực thực tế mà phía Trung Quốc đang thực hiện.
Sự sắp xếp chuyến thăm này của Tổng thống Hollande cũng thể hiện hai cụm từ quan trọng “bảo vệ môi trường” và “màu xanh”. Trưa ngày 2/11, Tổng thống Hollande đã tham quan một xưởng xử lý nước thải tại Trùng Khánh, quan sát thực tế kinh tế của phía Tây Trung Quốc. Trưa ngày 3/11, ông Hollande cùng Thủ tướng Lý Khắc Cường tham dự diễn đàn kinh tế xanh và khí hậu Trung-Pháp.
Trong chuyến thăm lần này, hai bên nhắc lại việc thực hiện các hạng mục hợp tác quan trọng như điện hạt nhân, chế tạo máy bay. Hai nước còn ký các văn bản hợp tác trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, tài chính, tài nguyên, văn hóa và bảo vệ môi trường. “Các lĩnh vực đã có truyền thống hợp tác cũng có những kết quả hợp tác mới”. Ông Choi Jian cho biết, hợp tác giữa Trung - Pháp đang đổi mới từ những kỹ thuật mà Pháp có được và việc cung cấp nguồn lao động cũng như thị trường của Trung Quốc.
Chuyên gia cho biết, hai nước cũng có những tiềm năng tăng cường hợp tác, mở rộng thị trường thứ 3, tạo điều kiện thúc đẩy giao lưu văn hóa.
"Mùa ngoại giao châu Âu": Nước lớn dẫn dắt, thúc đẩy cân bằng
Chuyến thăm của Tổng thống Pháp Hollande cách chuyến thăm của Thủ tướng Đức Angela Merkel đúng 1 tuần. Trước chuyến thăm Trung Quốc của lãnh đạo hai cường quốc châu Âu, Chủ tịch Tập Cận Bình vừa kết thúc chuyến công du tới Anh và tiếp đón quốc vương Hà Lan.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nguồn: Internet |
“Quan hệ ngoại giao Trung - Anh, Trung - Đức đang phát triển không ngừng, Pháp cũng nên đi theo chiến lược phát triển của mình". Ông Choi Jian cũng cho rằng, bất luận từ yếu tố trong nước hay khu vực và quốc tế, các nước châu Âu cũng cần coi trọng việc phát triển mối quan hệ với Trung Quốc.
Chuyên gia cho biết, khi đang phải đối mặt với một số vấn đề trong nước, các quốc gia châu Âu đều hy vọng có thể tận dụng quan hệ ngoại giao để tìm kiếm,mở rộng thị trường và các cơ hội đầu tư. Trung Quốc được coi là cơ hội vô cùng to lớn và quan trọng vào thời điểm này. Đồng thời, EU là đối tác thương mại quan trọng của Trung Quốc. Trong giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Trung Quốc cũng cần tăng cường hợp tác với các quốc gia EU.
Chuyến thăm của lãnh đạo hai nước Đức, Pháp vừa đúng thời điểm kết thúc phiên họp toàn thể lần thứ 18 khóa 5 của Đảng cộng sản Trung Quốc. Phiên họp đã vẽ ra bức tranh chung của tình hình phát triển thực hiện Kế hoạch năm năm lần thứ 13. Ông Trần Tân cho biết: "Dưới tình hình tốc độ tăng trưởng kinh tế đang chậm lại, lãnh đạo các quốc gia châu Âu cũng muốn tìm hiểu con đường phát triển của các nhà lãnh đạo Trung Quốc".
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Angela Merkel và Tổng thống Hollade đều cho biết họ rất tin tưởng vào sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Hai nhà lãnh đạo cũng có thái độ tích cực với các chiến lược phát triển "Công nghiệp 4.0" của Đức, "công nghiệp tương lai" của Pháp và "Trung Quốc năm 2025".
Ngoài ra, Trung - Âu cũng cần có nhau trong các vấn đề khu vực và quốc tế. Chuyên gia cho biết, các nước EU đều hy vọng Trung Quốc có những đóng góp tích cực trong diễn biến các vấn đề quốc tế. Trung Quốc cũng muốn nâng cao tiếng nói của mình trong việc quản lý kinh tế chính trị thế giới. Ví dụ như Trung Quốc cần sự ủng hộ của các nước EU trong yêu cầu quyền rút vốn đặc biệt, đưa đồng NDT gia nhập quĩ tiền tệ quốc tế IMF.
Trong năm nay, hội nghị lần thứ 4 giữa Trung Quốc với các quốc gia Trung Đông và EU sẽ được tiến hành. Cùng với sự phát triển cân bằng và toàn diện của việc ngoại giao với các nước EU, “hòa bình, phát triển, cải cách, văn minh” là 4 trật tự phát triển quan hệ giữa Trung Quốc và các nước châu Âu.
Ngoại giao mùa thu: tổ chức cẩn thận, thành quả đáng trông đợi
Ngoài tăng cường hợp tác cấp cao Trung Âu, gần đây ngoại giao Trung Quốc cũng có hàng loạt các hoạt động thu hút sự chú ý của quốc tế. Tiếp sau sự thành công của chuyến thăm Mỹ và tham dự lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Liên Hợp quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm tới Việt Nam và Singapore. Sau đó, ông sẽ tham dự hội nghị giữa các nhà lãnh đạo Trung- Nhật-Hàn. Các điểm sáng trong ngoại giao Trung Quốc vẫn liên tiếp xuất hiện.
Viện trưởng Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Trung Quốc, ông Tô Cách cho biết, hiện nay, Trung Quốc đang có tầm ảnh hưởng lớn với các vấn đề quốc tế. Theo đó, sức ảnh hưởng trong việc thúc đẩy hợp tác quốc tế ngày càng mạnh mẽ.
"Là một quốc gia mới nổi, việc thúc đẩy mối quan hệ phát triển cùng có lợi với các cường quốc có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giữ ổn định, phát triển của hòa bình thế giới".
Ông Tô Cách cũng cho biết với các hoạt động ngoại giao của các quốc gia Đông Bắc Á và Đông Nam Á, Trung Quốc là nước quan trọng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Việc phát triển ngoại giao theo hướng “thân thiết, chân thành, lợi ích, cùng có lợi” tạo ra môi trường phát triển ổn định và hòa bình cho sự phát triển trong nước. Sự hợp tác cùng có lợi và hòa bình ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng có ý nghĩa quan trọng.
Chuyên gia cũng nhận định, mùa thu chính là mua thu hoạch. Việc điều chỉnh hướng phát triển của ngoại giao với nước lớn và các nước láng giềng thể hiện sự coi trọng của Trung Quốc với việc lên kế hoạch chiến lược ngoại giao. Điều này cũng thể hiện sức sống, sự sáng tạo trong ngoại giao của Trung Quốc. Cuối năm nay, Trung Quốc còn triển khai hàng loạt các hoạt động ngoại giao. 2015 là một năm phát triển của ngoại giao Trung Quốc.
Nghiêm Thu (Theo Xinhua)