Là người cai trị thực sự cuối cùng của triều Thanh, Từ Hi Thái hậu đã không dẫn dắt chính quyền chống lại sự xâm lược của liên quân 8 nước đế quốc. Cuối cùng, triều đại này dần trở thành một xã hội nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
Năm 1852, Từ Hi nhập cung ở tuổi 17 và sau đó trở thành phi tần của Hàm Phong đế. Năm 1861, Hàm Phong đế qua đời, Từ Hi cùng Từ An Thái hậu và Cung Thân vương Dịch Hân tiến hành chính biến Tân Dậu. Họ giết 8 vị đại thần, đưa Đồng Trị lên làm vua, 2 thái hậu nhiếp chính.
Nhưng Đồng Trị đế không sống lâu và Từ Hi một lần nữa đảm nhiệm vai trò buông rèm nhiếp chính. Sau khi Từ An Thái hậu mất, Từ Hi đã loại bỏ quyền lực của Cung Thân vương Dịch Hân còn bà trở thành người cai trị thực sự.
Ngày 15/11/1908, Từ Hi Thái hậu, người đã cai trị triều Thanh gần một nửa thế kỷ, qua đời. Thi hài bà được Long Dụ Thái hậu chăm sóc. Khi ấy, người ta đặt một viên dạ minh châu vào trong miệng của bà.
Việc đặt viên dạ minh châu vào miệng Từ Hi có ý nghĩa gì?
Giả thuyết đầu tiên là để bảo quản thi hài. Vào tháng 6/1928, Tôn Điện Anh đã đột nhập vào Đông Lăng. Ông sử dụng thuốc nổ để phá vỡ tường và tiến vào những địa đạo bí mật. Tại hầm mộ của Từ Hi, ông ta đã lấy đi nhiều bảo vật như vương miện ngọc trai, hoa sen bằng đá quý, cây san hô, quả dưa hấu ngọc lục bảo... Viên dạ minh châu trong miệng Từ Hi cũng không thoát khỏi bàn tay của Tôn Điện Anh. Ông ta đã ra lệnh cho thuộc hạ cạy miệng của bà để trộm viên ngọc.
Khi Tôn Điện Anh nhìn thấy viên dạ minh châu, ông ta biết ngay đó là một báu vật. Viên dạ minh châu kỳ diệu này có 2 phần, khi kết hợp lại sẽ trở thành một hình cầu. Lúc chia tách, nó trong suốt, nhưng khi hợp nhất thì phát ra ánh sáng màu xanh và thậm chí có thể nhìn thấy sợi tóc từ cách xa một trăm bước.
Dạ minh châu phát ra ánh sáng lạnh, nó khiến thi thể Từ Hi Thái hậu được bảo quản rất tốt. Thời điểm Tôn Điện Anh đột nhập, trông bà như đang ngủ. Sau khi viên dạ minh châu bị lấy đi, khuôn mặt Từ Hi đen lại, thi hài nhanh chóng bị hủy hoại. Vì vậy, giả thuyết dùng dạ minh châu bảo quản thi thể là phổ biến trong dân gian.
Một giả thuyết khác là viên dạ minh châu được sử dụng để đè lưỡi. Trong xã hội phong kiến, sau khi một người qua đời, có phong tục là đặt một vật vào miệng của họ. Điều này xuất phát từ truyền thuyết sau khi chết, linh hồn sẽ đến cõi âm để tái sinh. Tuy nhiên, ở âm giới họ sợ sẽ lỡ lời, từ đó ảnh hưởng đến quá trình tái sinh. Để tránh lỡ lời gây rắc rối, họ đặt một vật vào miệng người chết.
Ở những gia đình bình dân, họ thường sử dụng gạo hoặc đồng xu, còn gia đình giàu có thì dùng vàng hoặc bạc. Từ Hi Thái hậu không thể được xem là người bình thường, vì vậy người ta đặt viên dạ minh châu vào miệng bà để đè lưỡi.
Tuy nhiên, việc Tôn Điện Anh đào mộ đã bị phát giác. Để giữ mạng sống, Tôn Điện Anh đã hối lộ khắp nơi và tặng viên dạ minh châu cho Tống Mỹ Linh. Tống Mỹ Linh rất xa xỉ, bà thậm chí còn đính viên dạ minh châu trị giá 8 triệu NDT này lên đôi giày thêu của mình.
Sau khi Tôn Điện Anh được tẩy trắng, viên dạ minh châu mất tích. Một số người nói rằng viên ngọc có thể đã được gia đình Rockefeller thu thập. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại thì tung tích của nó vẫn là một ẩn số.