Tin mới

Mỹ có thể khiến Trung Quốc trả giá ở Biển Đông theo cách nào? (P.2)

Thứ năm, 07/04/2016, 09:28 (GMT+7)

Dường như mọi thứ đã không thể trở nên tồi tệ ở Biển Đông thêm được nữa, việc Trung Quốc bố trí và thử nghiệm các tên lửa chống hạm ở Biển Đông cho thấy những nỗi lo ngại tồi tệ nhất. Mục tiêu của Mỹ là đảm bảo Trung Quốc trỗi dậy hòa bình và  đưa các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thậm chí lớn hơn là Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thành một "đối tác có trách nhiệm" đã rơi vào dĩ vãng.

Dường như mọi thứ đã không thể trở nên tồi tệ ở Biển Đông thêm được nữa, việc Trung Quốc bố trí và thử nghiệm các tên lửa chống hạm ở Biển Đông cho thấy những nỗi lo ngại tồi tệ nhất. Mục tiêu của Mỹ là đảm bảo Trung Quốc trỗi dậy hòa bình và  đưa các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thậm chí lớn hơn là Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thành một "đối tác có trách nhiệm" đã rơi vào dĩ vãng.

(Mời độc giả xem phần 1 tại đây)

4. Chiến lược "chống tiếp cận và chống thâm nhập khu vực" (A2/ AD - Anti-Access/Area Denial) kiểu Mỹ

Như nhiều nhà phân tích quốc phòng từng nhận định, Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất có thể sử dụng chiến lược "chống thâm nhập".

Washington có thể hỗ trợ các bên tranh chấp khác ở Biển Đông để phát triển hoặc mua vũ khí chống hạm tân tiến - hoặc ít nhất là tìm ra cách khác để đối phó.

Một khả năng thực tế là hãy để Nhật Bản bán hệ thống tên lửa Type 12 cho Philippines, Đài Loan, thậm chí là cả Indonesia nếu nước này quan tâm. Dù hệ thống tên lửa này còn hạn chế và chắc chắn không phải là tân tiến nhất hiện nay, song có thể góp phần tăng cường phạm vi hoạt động , thậm chí là khả năng hủy diệt.

Chiến đấu cơ JH-7A của quân khu Thẩm Dương (Trung Quốc) bay lượn trên đảo Phú Lâm (thuộc Hoàng Sa của Việt Nam) tháng 8/2015. Ảnh: Bộ Quốc phòng TQ

Bên cạnh đó, việc bổ sung các thiết bị chống hạm và tấn công mặt đất có thể được cung cấp từ bên thứ ba hoặc hợp tác cùng phát triển, nhằm mục tiêu nhanh chóng phá hủy bất kỳ căn cứ hoặc hệ thống vũ khí nào mà Trung Quốc triển khai trên các đảo nhân tạo.

5. Chiến lược "hòa bình xanh"

Trong khi Trung Quốc đang phá hủy phần lớn các rạn san hô và các đảo tự nhiên để xây nên các tiến đồn ở Biển Đông, tại sao Washington không nhân cơ hội này để cung cấp thông tin chi tiết cho các tổ chức môi trường trên thế giới? Chắc chắn các tổ chức này đều rất quan tâm đến những thiệt hại môi trường mà Bắc Kinh gây ra ở Biển Đông. Tại sao không tận dụng những nỗ lực của họ để cho cả thế giới thấy những gì mà Trung Quốc đã gây ra đối với hệ sinh thái Biển Đông?

6. Điều chỉnh tư duy Chính sách ngoại giao

Nếu Trung Quốc tiếp tục gia tăng căng thẳng mỗi ngày và gia tăng từng hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông thì đã đến lúc Washington phải thực hiện những điều chỉnh nghiêm túc trong tư duy chính sách đối ngoại của mình để xem xét và nắm chắn những rủi ro mà Bắc Kinh có thể gây ra.

Các giàn phóng tên lửa HQ-9 mà Trung Quốc triển khai trên đảo Phú Lâm hồi tháng 2. Ảnh: IHS Jane’s

Một ấn phẩm gần đây đã đánh dấu sự thay đổi tinh tế trong tư duy là của các học giả nghiên cứu và Trung Quốc và châu Á, thuộc một trung tâm có trụ sở tại Bắc Kinh. Nhiều ý kiến tranh cãi được đưa ra: Nếu Trung Quốc bẻ cong việc thay đổi nguyên trạng ở châu Á, tại sao Mỹ phải tôn trọn cái gọi là lợi ích cốt lõi? Nếu Bắc Kinh không tôn trọng lợi ích của Washington, thì Mỹ cũng có thể như vậy, và Bắc Kinh sẽ lại một lần nữa bị dồn vào thế phòng thủ.

Một ý tưởng có vẻ đơn giản hơn là tăng cường hệ thống phòng thủ của Đài Loan. Nếu Đài Loan muốn tăng cường quân sự bằng tàu ngầm tấn tiến hoặc thậm chí là chiến đấu cơ F-35 mới nhất thì Washington cần đưa ra đề xuất hoặc xem xét nghiêm túc những ý tưởng như vậy.

Trên đây chỉ mới chỉ là một số ý tưởng trong vô số những điều mà Washington có thể làm để khiến Trung Quốc phải trả giá vì sự bá quyền trên Biển Đông. Tuy nhiên, điều quan trọng là Mỹ thực sự có thực hiện hay không? Châu Á và cả thế giới đều đang chờ xem sao.

Lê Huyền (The Diplomat)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news