Báo cáo được đưa ra sau khi các nhà nghiên cứu xem xét bảng cân đối kế toán quốc gia của 10 quốc gia đang chiếm hơn 60% thu nhập thế giới. Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg TV, Jan Mischke, một đối tác tại McKinsey Global Institute ở Zurich, nói: "Chúng ta hiện đang giàu có hơn bao giờ hết".
Theo nghiên cứu do McKinsey & Co thực hiện giá trị tài sản ròng trên toàn thế giới đã tăng từ 156 nghìn tỷ USD (năm 2000) lên 514 nghìn tỷ USD (năm 2020). Trung Quốc hiện đang đứng đầu danh sách và chiếm gần 1/3 mức tăng.
Tài sản của Trung Quốc tăng vọt từ 7 nghìn tỷ USD (năm 2000) lên 120 nghìn tỷ USD (năm 2020). Con số này đánh dấu mức tăng 113 nghìn tỷ USD trong 20 năm, giúp quốc gia này vượt qua Mỹ về giá trị ròng.
Trong cùng thời kỳ, giá trị ròng của Mỹ tăng hơn gấp đôi lên 90 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, quốc gia này không thể đánh bại Trung Quốc do giá bất động sản giậm chân tại chỗ.
10% người giàu nhất chiếm ưu thế
Điều đáng chú ý là ở cả Mỹ và Trung Quốc, hơn 2/3 tài sản do 10% hộ gia đình giàu nhất nắm giữ và phần đóng góp của họ ngày càng tăng.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng 68% giá trị ròng toàn cầu được lưu trữ trong bất động sản và số dư được giữ trong các tài sản như cơ sở hạ tầng, máy móc và thiết bị. Các tài sản vô hình như tài sản trí tuệ và bằng sáng chế cũng chiếm một lượng nhỏ giá trị ròng toàn cầu.
Điều đáng nói là tài sản tài chính không được tính vào của cải toàn cầu vì chúng còn có các khoản nợ phải trả.
>> Xem thêm: Cấm vận bủa vây, Nga vẫn là cường quốc thứ 2 trên thế giới
(Ảnh: Internet)