Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tới Saudi Arabia ngày hôm nay, 20/4, giữa lúc mối quan hệ liên minh giữa Mỹ và cường quốc Trung Đông, từ lâu đã được bôi trơn bằng những thùng dầu, đang bị cả 2 phía nghi ngờ.
Những nụ hôn giữa cựu tổng thống George W.Bush và người trị vì của vương quốc này cách đây 1 thập kỷ đã chỉ là quá khứ. Saudi có rất ít lòng tin đối với cam kết an ninh của ông Obama và sợ ông sẽ chuyển sự quan tâm của Mỹ đến đối thủ của mình - Iran. Ông Obama đã mô tả Saudi là "cái gọi là đồng minh" và phàn nàn về những Chính sách nhiên liệu chống Mỹ và gây hỗn loạn khu vực của nước này.
Trong Quốc hội Mỹ, ngày càng có nhiều lời chỉ trích về việc Saudi Arabia đang tìm cách thể hiện nỗ lực giảm bán vũ khí cho Riyadh, đưa ra cáo buộc Saudi có liên quan đến vụ tấn công khủng bố 11/9 và phải chịu trách nhiệm cho những thiệt hại cả về người và của trong vụ việc này.
Những ồn ào này lại diễn ra cùng lúc với việc nước Mỹ tăng cường các nguồn năng lượng trong nước, giảm phục thuộc vào nguồn dầu nước ngoài. Hơn nữa, các đồng minh của Mỹ được chia theo một loạt các vấn đề, trong đó cách tiếp cận chiến tranh tại Syria và Yemen, thỏa thuận hạt nhân Iran và ảnh hưởng của Tehran đối với Iraq.
Những vấn đề khu vực sẽ đứng đầu trong chương trình nghị sự của ông Obama trong suốt chuyến công du của mình trong tuần này khi ông tìm cách quay trở lại cuộc chiến chống IS ở Syria và Iraq. Và đó là động lực để thiết lập sự tồn tại và màu sắc cho mối quan hệ Mỹ - Saudi cho đời tổng thống tiếp theo.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và quốc vương Saudi Arabia. Ảnh: Getty |
"Một cuộc hôn nhân bất hạnh"
Tuy nhiên, đối với tất cả những lợi ích mâu thuẫn, các nhà phân tích và các cựu quan chức cho rằng 2 nước không phải đang ở giai đoạn cuối của một mối tình mà đang ở trong một cuộc hôn nhân bất hạnh. Theo đó, cả hai bên đều đang mắc kẹt với nhau, cùng nhau khá lên hoặc tệ đi.
"Mặc dù có những khác biệt như vậy nhưng Saudi Arabia và Mỹ sẽ không li dị... Chúng ta cần nhau", Bruce Riedel, giám đốc Dự án Tình báo tại Viện Brookings, cựu quan chức CIA nói.
Fawaz Gerges, một giáo sư nghiên cứu các mối quan hệ Hồi giáo - phương Tây tại trường Kinh tế London đã gọi đây là "sự ghẻ lạnh" không làm Mỹ dứt khỏi Trung Đông.
Không như sự kết hợp giữ một chế độ quân chủ Hồi giáo bảo thủ cứng nhắc với một hồ sơ nhân quyền đáng ngờ và một nền cộng hòa dân chủ thế tục, không gì có thể chia cắt quan hệ giữa họ.
Hai nước bị ràng buộc bởi các liên kết quân sự và buôn bán, có chung một cuộc chiến chống khủng bố, cần phải tận dụng sức mạnh ngoại giao của nhau. Đối với Mỹ, cần phải đảm bảo rằng nguồn cung dầu thế giới sẽ luôn khơi thông.
Liên kết năng lượng, kinh tế
Mặc dù Mỹ đã nhập khẩu dầu mỏ và dầu thô từ Saudi ít hơn so với những ngày đầu ông Obama mới nhậm chức nhưng nhu cầu năng lượng từ các nước đồng minh của họ - đặc biệt ở châu Á - quan trọng đối với nền kinh tế Mỹ và toàn cầu.
"Sự độc lập về năng lượng của Mỹ không thực sự thay đổi sự cân bằng mà phần nhiều do tầm quan trọng chiến lược toàn cầu của các nguồn cung dầu", Hussein Ibish, một học giả cấp cao tại Viện Các nước vùng vịnh Ả Rập ở Washington nói.
Saudi Arabia cũng có sức nặng ngoại giao ở khu vực mà Mỹ đã sử dụng để phục vụ cho lợi ích của mình.
"Saudi như một nhân vật có ảnh hưởng tại Trung Đông và thế giới Hồi giáo rộng lớn hơn mà không có vị ngoại trưởng hay tổng thống nào thực sự muốn rời xa họ", David Weinberg, một chuyên gia về Saudi Arabia tại Quỹ Bảo vệ các nền dân chủ nói.
Khi Mùa xuân Ả Rập thoái trào thành bạo loạn, Saudi Arabia đã cung cấp kinh phí để ổn định cho các đồng minh chính của Mỹ như Ai Cập, Bahrain và Jordan. Họ cũng đã phát triển mối quan hệ mạnh hơn với một trong những kẻ thù từ lâu của mình là Israel - đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong khu vực.
Chiến tranh chống khủng bố: Đề nghị Arab bảo vệ
Ở mức độ có động lực nhất, 2 nước liên kết với nhau bởi những nỗ lực chống khủng bố trong nhiều năm.
Năm 2013 đã có báo cáo là Mỹ vận hành một căn cứ máy bay không người lái không được thừa nhận tại Saudi Arabia và dựa vào nước này để chiến đấu chống al-Qaeda trên bán đảo Ả Rập.
Ngoài ra, Mỹ "cần Saudi Arabia để Ả Rập bảo vệ cho liên quân chống IS do Mỹ dẫn đầu ở Iraq và Syria", theo David Ottaway, một chuyên gia về vương quốc này tại Trung tâm Wilson. "Cuộc tổng tấn công nhằm vào chủ nghĩa khủng bố của Mỹ tại Trung Đông không thể chiến thắng nếu không có sự giúp sức của Saudi".
Lực lượng quân đội của hai nước cũng liên kết với nhau trong nhiều cách chi tiết. Saudi Arabia là "khách hàng mua vũ khí lớn nhất trên thế giới của Mỹ, cho đến nay", Nawaf Obaid, một thành viên thỉnh giảng tại ĐH Harvard cho biết. Ông này ước tính Saudi Arabia đã đặt hàng hơn 100 tỷ USD từ các nhà thầu quốc phòng Mỹ.
Điều này không chỉ tạo công ăn việc làm cho các công nhân Mỹ mà còn đi kèm với sự hỗ trợ từ Lầu Năm Góc trong việc đào tạo. Điều này làm tăng cường mối quan hệ giữa quân đội hai nước.
Với tất cả sự thất vọng với Mỹ, Saudi "chỉ không có sự lựa chọn thay thế Mỹ. Họ có thể nói chuyện về châu Âu, Trung Quốc và Nga khi họ thích. Nhưng cuối cùng, quân đội của họ lại được cấu trúc trên toàn nước Mỹ và chỉ Mỹ mới có thể cung cấp sự lãnh đạo mà họ đang tìm kiếm", Ibish nói.
Thời kỳ bất ổn cho Gia tộc Saud
Những căng thẳng đang kết hợp với nhau tạo thành thời kỳ bất ổn cho Gia tộc Saud. Sự quá độ năm 2015 đã đưa ra một nhóm các nhà lãnh đạo mới, chưa được thử thách tại thời điểm mà Giá dầu giảm. Điều này khiến Saudi Arabia phải gánh thâm hụt ngân sách đầu tiên.
Saudi lao vào cuộc chiến kéo dài tại Yemen vốn đang khiến Mỹ bị lên án mặc dù họ tự thấy mình gánh thách thức an ninh khu vực chỉ vì Nhà Trắng yêu cầu.
Saudi Arabia, đang cảm thấy bị đe dọa bởi việc lật đổ một chính phủ láng giềng, đã can thiệp chống lại phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn đồng thời cố gắng tấn công al-Qaeda ở đó.
Ông Ottaway nói: "Obama đã khuyến khích họ chịu trách nhiệm về an ninh của mình và đó là những gì mà Saudi đang làm. Nhưng khi các đồng minh của bạn quyết định tự hành động, họ không nhất thiết phải làm theo những gì bạn muốn".
Chính quyền đã lặng lẽ chỉ trích chi phí nhân đạo cho cuộc xung đột Yemen. Những chi phí này đang được cung cấp cho tình báo, vũ khí và đạn dược khi chi nhánh của al-Qaeda lợi dụng cuộc xung đột này.
"Chi nhánh nguy hiểm nhất của al-Qaeda thấy cuộc chiến do Saudi dẫn đầu này là của trời cho. Đó là những gì mà Saudi không chú ý đến", ông Weinberg nói.
Bảo Linh (CNN)