Tin mới

Năm lý giải cho chiến lược của ông Putin ở Crimea

Thứ tư, 05/03/2014, 15:12 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Tại sao bán đảo Crimea trở thành điểm nóng? Với sự tập trung dày đặc của khoảng 16.000 binh lính Nga được điều động tới đây, mục đích của những động thái can thiệp quân sự vào Crimea của Tổng thống Putin là gì? Dưới đây là năm giải đáp.

 

(Tinmoi.vn) Tại sao bán đảo Crimea trở thành điểm nóng? Với sự tập trung dày đặc của khoảng 16.000 binh lính Nga được điều động tới đây, mục đích của những động thái can thiệp quân sự vào Crimea của Tổng thống Putin là gì? Dưới đây là năm giải đáp.


Trước tiên Tổng thống Putin ra lệnh cho đội quân khoảng 150.000 binh lính đến gần biên giới Ukraine. Trong khi các nhà quan sát nhận thấy không có đủ lực lượng y tế Nga cần thiết cho một cuộc xâm lược, họ cho rằng đây chính là một hành động khiêu khích.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn là những động thái của ông Putin ở Crimea, một khu tự trị của Ukraine, phản ánh hoàn hảo cuộc chiến Nga-Georgia (Mỹ) năm 2008.

Những người theo Chính sách ly khai ủng hộ Nga mặc quân trang không có huy hiệu đã chiếm đóng các tòa nhà chính phủ, sân bay và các trụ sở truyền thông ở Crimea. Sau đó, quân đội Nga được đặt ở mức cảnh báo cao để “bảo vệ người Nga” trong khu vực. Thủ tướng mới của Crimea, cũng là người Nga đã cũng cầu cứu Nga giúp đỡ.

Hiện, một tổ chức bán quân sự thuộc quân đội Ukraine bị cáo buộc tấn công Bộ Nội vụ. Sau một cuộc trưng cầu dân ý, Quốc hội Nga đã chấp thuận sử dụng quân đội ở Ukraine và gọi các đại sứ ở Mỹ về nước.

Dưới đây là 5 giải đáp cho chiến lược của ông Putin ở Crimea:

Nước cộng hòa tự trị Crimea


Như đã biết, Crimea là một khu tự trị của Ukraine, có nghĩa là nó thuộc toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, chịu sự quản lý chính của chính phủ nước này. Đây là vùng đất xinh đẹp nằm gần Biển Đen, với các rặng núi gồ ghề bên những bãi biển, Crimea là một địa điểm du lịch nổi tiếng.

Crimea là vùng có lịch sử chính trị phức tạp. Vào năm 1954, khi Nga và Ukraine đều là thành viên của Liên Xô, cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Khrushchev đã ra chỉ thị khu này trở thành một phần thuộc Ukraine, một động thái vẫn nhiều người Nga coi là bất hợp pháp. Hơn một nửa cư dân Ukraine là người Nga bản địa, ¼ là người Ukraine và phần lớn những người còn lại là người Tatar Crimea, là những nhóm người cực kỳ phản đối Nga.

Vào năm 1992, sau khi Liên Xô sụp đổ, Crimea chính thức là quốc gia độc lập, nước cộng hòa tự trị thuộc Ukraine.

Tại sao Nga muốn Crimea?                                                            

Crimea vẫn còn để lại dấu ấn khó phai mờ trong lịch sử Nga. Nơi đây là chiến trường chống Pháp, Anh và Đế chế Ottoman của Nga trong cuộc chiến tranh Crimea những năm 1850. Mặc dù thất bại, song Nga vẫn tưởng nhớ và tự hào về những chiến sĩ đã hy sinh anh dũng, như anh hùng Alamo ở Texas.

Một phần Nga quan tâm tới Crimea là nỗi ngóng vọng về lịch sử, nhưng một phần quan trọng không kém là ảnh hưởng to lớn của khu vực này nếu nhìn vào bản đồ địa lý:

Một căn cứ hải quân ở Sevastopol, Tây Nam Crimea là căn cứ hải quân duy nhất của Nga ở vùng nước ấm có ý nghĩa vô cùng lớn trong việc triển khai lực lượng quân sự qua Địa Trung Hải. Crimea cũng bị tố cáo được dùng làm hậu phương cho Tổng thống Bashar al-Assad trong suốt cuộc chiến tranh dân sự ở Syria.

Trong khi thỏa thuận cho Nga thuê căn cứ quân sự kéo dài cho tới năm 2047 thì một điểm quan trọng là hầu hết đường bờ Biển Đen được kiểm soát bởi các đồng minh NATO ngoại trừ Georgia ở phía Đông, và Ukraine ở phía Bắc.

Đơn giản là không có căn cứ hải quân Nga ở Crimea, Nga sẽ mất sức mạnh quân sự lớn mạnh trên toàn thế giới.

Tại sao Ukraine muốn Crimea?

Crimea chịu áp lực lớn nhất vì thuộc lãnh thổ Ukraine. Khu vực này trở thành một phần của đất nước Ukraine, là nơi chôn rau cắt rốn của phần lớn người dân Ukraine và là địa điểm du lịch của họ. Hơn nữa, Crimea có vai trò quan trọng với Ukraine cũng tương tự như Floria hay Texas quan trọng với nước Mỹ.

Trong khi thực tế, nhiều khu vực ở Crimea đặc biệt là Sevastopol và thủ phủ Simferopol, những người ủng hộ Nga, trừ nhóm người Tatars lại chiếm đông đảo.

Một vấn đề nữa là về Hiệp ước Budapest năm 1994. Theo đó, Ukraine chấp nhận từ bỏ vũ khí hạt nhân thì Nga phải tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Vì thế, khi vi phạm hiệp ước này, ông Putin muốn nhấn mạnh rằng tất cá thỏa thuận vào giai đoạn Nga suy sụp trong thập niên 90 là vô hiệu và vô giá trị.

Diễn biến hiện tại ở Crimea

Không may là nếu ông Putin muốn chiếm Crimea, Ukraine, Mỹ và thành viên NATO khó có thể làm được gì. Nga có thừa tiềm lực và thiết bị quân sự ở khu vực này và có thể châm ngòi cho một cuộc nổ súng.ều hi

Tổng thống Obama đã tổ chức một cuộc họp báo về vấn đề Crimea hôm 1/3, bày tỏ quan ngại sâu sắc và cảnh cáo ông Putin sẽ phải “trả giá.” Mặc khác, các quan chức Nga và Ukraine và các đồng minh châu Âu cũng có những nỗ lực ngoại giao mạnh mẽ. Một lần nữa, nếu ông Putin quyết tâm, những động thái này sẽ là vô nghĩa.

Dù vậy, không phải là phương Tây không có sức mạnh nào. Ông Obama đã đột ngột tham gia cuộc họp với Phó Tổng thống Biden với Thủ tướng Garibashvili của Georgia và cho biết sẽ ủng hộ thúc đẩy quan hệ ngày càng khăng khít với các thành viên NATO.

Nếu như vậy, quyền lực Nga sẽ khó tồn tại lâu nữa. Dù quân đội Nga đang thể hiện tiềm lực đáng kể, song lại có hệ thống vũ khí cũ kỹ cùng lớp binh lính đến tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự bị gia đình phản đối và tìm cách trốn tránh.

Hậu quả có thể xảy ra

Nếu ông Putin thôn tính Crimea thì việc này sẽ chịu sự chỉ trích mạnh mẽ của cộng đồng thế giới. Trên thực tế, khả năng lớn nhất là Nga sẽ phải chịu các biện pháp trừng phạt và cấm vận kinh tế. Hiện nền kinh tế Nga đang suy yếu, có thể sẽ bị suy thoái. Nếu Giá dầu giảm 15-20%, Nga một lần nữa có thể đối mặt với giai đoạn khủng hoảng những năm 1990.

Mặc khác, hệ thống an ninh Nga chắc chắn sẽ phải lùi bước trước Georgia, một thành viên của NATO, với hệ thống trang thiết bị chiến tranh tiên tiến và được đào tạo bài bản, dưới sự hỗ trợ của Mỹ.

Quan trọng nhất, nếu Nga thôn tính Crimea có nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa Nga và Ukraine sẽ kết thúc. Đó sẽ là một sự kiện không thể tha thứ và cũng không thể quên.

Nhóm người Tatar phản đối Nga sẽ tăng hận thù và Tổng thống Nga chính là người châm ngòi cho những xung đột kéo dài nhiều thập kỷ tới.

Với một loạt nước đi của mình, ông Putin thể hiện rõ là một người liều lĩnh, sẵn sàng từ bỏ mối quan hệ với châu Âu và Ukraine, đối mặt với đeo dọa từ thành viên của Georgia ở NATO – việc ông muốn tránh nhất tương đương với việc mất quan hệ với nước láng giềng Ukraine, hủy hoại nền kinh tế của chính nước mình và "tiêu diệt" một phần người dân bản xứ khác. Đó là một số hậu quả rõ thấy. Nhưng dường như, cảm giác của ông Putin bây giờ là không còn gì để mất.

W.2 (Theo Forbes)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news