Với sự giúp đỡ của kính thiên văn Chandra X-ray, các nhà khoa học NASA đã phát hiện ra một hỗ đen siêu lớn ở trung tâm của một thiên hà "láng giềng". Điều đặc biệt là hố đen này đã giải phóng ra 2 làn sóng khí cực lớn sau khi hấp thụ một vật chất gần đó.
Hố đen khổng lồ gần Trái đất nhất đang bùng nổ mạnh mẽ. Ảnh: NASA |
Thông qua kính Chandra, các nhà hiên văn học đã phát hiện ra một trong những hố đen siêu lớn so với Trái đất hiện đang trải qua sự bùng nổ mạnh mẽ. Bằng chứng cho sự bùng nổ được nhìn thấy từ hố đen siêu khủng ở trung tâm thiên hà NGC 5195 cách đó khoảng 27 năm ánh sáng.
2 luồng khí tia X phát ra từ trung tâm NGC 5195 đã được kính thiên văn ghi nhận. Thiên hà này đang trong giai đoạn chuyển tiếp để sáp nhập với một thiên hà khác - NGC 5194 - một thiên hà xoáy ốc lớn có tên gọi khác là "The Whirlpool".
Khi các nhà khoa học quan sát từ kính thiên văn đặt tại Đài quan sát Kitt Peak, họ đã biết tới một vùng hẹp có khí hydrogen lạnh vượt ra khỏi vòng cung của các tia X quang. Các nhà khoa học cho rằng khí nóng đã thoát ra các khu vực mát hơn.
2 luồng khí nóng do hố đen khổng lồ tỏa ra sau khi hấp thụ một vật chất. Ảnh: NASA |
Ông Eric Schlegel, nhà thiên văn đến từ ĐH Texas, San Antonia nói rằng: "Chúng tôi cho rằng điều này có thể xảy ra thường xuyên hơn trong vũ trụ sơ khai. Bạn có được những thiên hà ở mật độ cao hơn, chúng sẽ va chạm thường xuyên hơn và bạn sẽ nhận được kết quả này".
Thông qua quan sát, các nhà khoa học nói rằng họ đã biết rằng một hố đen không chỉ hút các vật chất hiện diện trong khu vực không gian bị bẻ cong bởi lực hút của nó mà còn có thể đẩy vật chất. Nó cũng giải thích tại sao một số thiên hà không trở nên lớn hơn. Hiện tượng này cũng có thể cho thấy cách mà các vì sao được hình thành. Những hố đen không chỉ phá hủy mà còn tạo ra chúng.
Ông Schlegel nói rằng việc quan sát thêm NGC 5195 trong các bước sóng ánh sáng khác có thể tiết lộ những gì đang thực sự xảy ra.
BBC ghi nhận rằng các nhà thiên văn đã phát hiện 2 làn sóng khí khổng lồ bị hố đen "ợ" ra ở trung tâm của một thiên hà gầnđó. Các dải khí nóng, được phát hiện trong ảnh X-quang của kính thiên văn Chandra, dường như đang quét đikhí hydrogen lạnh ở phía trước.
Bảo Linh (theo thecaliforniapost)