Một nhóm các nhà thiên văn học đã phát hiện 252 thiên hà tí hon, tồn tại từ 600-900 triệu năm sau vụ nổ Big Bang.
Thiên hà lùn. Ảnh: Hubble |
Một số thiên hà mới hình thành 600 triệu năm sau vụ nổ Big Bang và mờ hơn bất cứ thiên hà nào chưa được Hubble phát hiện ra. Trong lần đầu tiên phát hiện ra, nhóm nghiên cứu xác định rằng những thiên hà nhỏ rất quan trọng trong việc tạo thành Vũ trụ mà chúng ta thấy ngày nay.Kính thiên văn NASA/ESA Hubble với lợi thế thấu kính hấp dẫn đã nhìn thấy những mẫu lớn nhất của các thiên hà được biết đến sớm nhất và mờ nhất trong Vũ trụ.
Nhóm nghiên cứu quốc tế do Hakim Atek đến từ Viện công nghệ Lausanne Thụy Sĩ (Ecole Polytechnique Federale de Lausanne) dẫn đầu, đã phát hiện ra một trong những mẫu thiên hà lùn lớn nhất từng được tìm thấy từ trước tới nay. Ánh sáng từ các thiên hà này phải mất 12 tỷ năm mới tới được kính viễn vọng, cho phép các nhà thiên văn nhìn lại thời gian khi vũ trụ còn rất trẻ.
Mặc dù gây ấn tượng mạnh thì số lượng thiên hà được tìm thấy ở kỷ nguyên đầu không chỉ là bước đột phá của nhóm. Ông Johan Richard đã chỉ ra rằng: "Những thiên hà mờ nhạt nhất được Hubble quan sát được còn mờ hơn bất cứ cái nào chưa được phát hiện ra trong những lần quan sát sâu sắc nhất của Hubble".
Bằng cách nhìn vào ánh sáng đến từ các thiên hà, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra là ánh sách tích lũy tỏa ra từ các thiên hà có thể đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ bí ẩn nhất của Vũ trụ thuở sơ khai - giai đoạn bắt đầu ion hóa lại. Sự ion hóa lại bắt đầu khi lớp khí hydro dày che phủ Vũ trụ bắt đầu tan dần. Tia cựu tím giờ có thể di chuyển tới một khoảng cách lớn hơn mà không bị ngăn cản và Vũ trụ trở nên trong suốt với tia cực tím.
Nhà nghiên cứu Atek giải thích: "Nếu chỉ thu thập dữ liệu của các thiên hà lớn, sáng, chúng tôi nhận ra là chúng không đủ để ion hóa lại Vũ trụ. Chúng ta cần thêm sự góp mặt của nhiều thiên hà lùn mờ nhạt".
Bảo Linh (theo ANI)