Tin mới

"NATO tập trận gần Nga đẩy nhân loại tới Thế chiến III"

Thứ tư, 08/06/2016, 17:33 (GMT+7)

NATO bắt đầu cuộc tập trận Anaconda - cuộc tập trận lớn nhất với sự góp mặt của các lực lượng nước ngoài - tại Ba Lan kể từ sau Thế chiến II.

NATO bắt đầu cuộc tập trận Anaconda - cuộc tập trận lớn nhất với sự góp mặt của các lực lượng nước ngoài - tại Ba Lan kể từ sau Thế chiến II. 

Ngày 5/6, NATO phát động cuộc tập trận lớn nhất trong nhiều thập kỷ, gần biên giới Nga. Các nhà phân tích gọi đây là "mùa hè khiêu khích" - một nỗ lực khơi lại Chiến tranh Lạnh  nhằm ép Moscow bỏ đói nền kinh tế trong nước, tăng cường quân đội để đáp ứng với mối đe dọa bên ngoài đang leo thang.

Cuộc tập trận Anaconda-16 sẽ diễn ra tại Ba Lan trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO trong tháng tới, tại Warsaw. Trong hội nghị này, các quan chức NATO dự kiến sẽ thông qua việc để quân đội thường trực tại nước này và trên khắp Đông Âu nhằm chống lại những gì mà họ coi là "sự xâm lược của Nga".

Đoàn xe quân sự Mỹ tham gia cuộc tập trận Anaconda của NATO. Ảnh: Reuters

Cuộc tập trận kéo dài 10 ngày kêu gọi khoảng 31.000 binh sĩ NATO cùng hàng ngàn xe quân sự tham gia. Đây là cuộc tập trận lớn nhất của các lực lượng nước ngoài ở Ba Lan kể từ sau Thế chiến II, khơi lại những ký ức đau thương cho nhiều người Nga.

Vào tháng 6/2015, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tìm cách giải trừ đề tài "sự xâm lược của Nga" do viện Beltway đưa ra. Viện Chính sách tân bảo thủ này đã chỉ ra sự phi lý của Nga khi kích động cuộc chiến chống lại các nước thành viên NATO.

"Tôi nghĩ chỉ có kẻ mất trí và chỉ có trong mơ mới có thể tưởng tượng việc Nga bất ngờ tấn công NATO. Tôi nghĩ là một số nước đơn giản là đang lợi dụng nỗi sợ hãi của người dân đối với nước Nga", ông Putin nói.

[mecloud]WYwqoiLZ8v[/mecloud]

Cho dù là với động cơ gì thì sự leo thang hiện diện quân sự của NATO gần biên giớ Nga cũng đạt tới ngưỡng kích thích cao độ. Đặc biệt là việc Mỹ lắp đặt một hệ thống phòng thủ tên lửa tại Romania và phát triển một lá chắn tên lửa khác ở nước láng giềng Ba Lan.

Ngoài việc cố bóp nghẹt sự răn đe hạt nhân của Nga, chính quyền Obama cũng đã tăng chi tiêu cho Lầu Năm Góc tại các nước láng giềng của Nga lên gấp 4 lần.

Chính quyền Obama không đơn độc trong nỗ lực gia tăng những lời hùng biện về mối đe dọa. Trong những tháng gần đây, Ba Lan đã kêu gọi dòng viện trợ quân sự và các binh sĩ Mỹ, viện dẫn những quan ngại rằng Nga cso thể tìm cách xâm nhập lãnh thổ. Đức đã đồng ý gửi thêm quân tới nước này tham gia tập trận. Và đây là lần đầu tiên quân đội Đức tiến vào lãnh thổ Ba Lan kể từ khi Đức quốc xã sử dụng nước này như tuyến đường xâm lược Liên Xô.

Ngày 5/6, phóng viên Brian Becker của đài Sputnik, Nga đã ngồi lại với 2 nhà phân tích an ninh là Daniel McAdams và John Wight để thảo luận về những khiêu khích mới nhất ở biên giới Nga và liệu những kẻ hiếu chiến NATO có tìm kiếm bạo lực hơn nữa hay không?

[mecloud]ft28TlUdc6[/mecloud]

Mục đích cuộc tập trận Anaconda-16 là gì?

"Đây là một loạt trong số nhiều cuộc tập trận của NATO sát biên giới Nga trong mùa hè này, các bạn có thể gọi nó là mùa hè của sự khiêu khích. Đây là cuộc tập trạn lớn nhất, và là chiến dịch lớn nhất với sự góp mặt của quân đội nước ngoài tại Ba Lan kể từ sau Thế chiến II. Vì thế, nó rất quan trọng và được rêu rao với mọi người như một biện pháp bảo vệ chống lại sự gây hấn của Nga", ông McAdams nói.

"Trong thực tế, chính quân đội NATO ở bên ngoài biên giới Nga và đó hoàn toàn là một sự khiêu khích, một bước trong việc cố gắng sỉ nhục Nga", vị chuyên gia an ninh này giải thích.

Ba Lan có có ý nghĩa chiến lược với Mỹ?

"Ba Lan rất quan trọng bởi sự thù hằn lịch sử giữa người Ba Lan và người Nga đã được xác định", John Wight giải thích. "Ông Daniel hoàn toàn đúng khi gọi mùa hè này là mùa của sự khiêu khích. Những gì chúng ta đang chứng kiên chính là sự tái phát chính sách ngăn chặn được đưa ra sau Thế chiến II".

"Tuy nhiên, chính sách ngăn chặn ở đây có chút dùng sai thuật ngữ bởi chính sách này không phải là ngăn chặn. Nó là chính sách gây hấn, được thiết kế để bao vây Nga về chính trị, kinh tế và cuối cùng là quân sự, để chính phủ Nga hoang tưởng và gây áp lực cho Nga khiến họ rối tung trong nội bộ", ông Wight giải thíc về mối đe dọa hiện hữu Moscow đang phải đối mặt từ cuộc tập trận này.

Nga có phải một lực lượng phản bá quyền chống lại Mỹ?

"Tôi sẽ không nói rằng Nga chống bá quyền nhưng có những sự kiện chắc chắn diễn ra", ông McAdams đưa ra giả thuyết. "Các bạn biết bài phát biểu nổi tiếng của ông Putin, về cơ bản, ông ấy nói: "Chúng ta đã có nó, có đủ và có được nó trong vài năm. Và điều này là đúng trước khi Nga chấp nhận lời mời tới đánh các chiến binh thánh chiến của Syria".

"Tôi tin rằng Nga đã bị đẩy vào vị trí này nhưng nếu bạn nói về những ngày đầu của  chính quyền Obama, đã có ý tưởng về việc thiết lập lại các mối quan hệ. Nhưng thay vào đó, những gì xảy ra trong chính quyền Obama và nó sẽ xảy ra trong mọi chính quyền đó là những người theo phe tân bảo thủ sẽ đột kích và tiếp quản chính sách đối ngoại".

Ông McAdams khẳng định rằng "những người theo phe tân bảo thủ giờ đây đang kiểm soát chính sách đối với Nga trong chính quyền Obama và tôi nghĩ họ đang đẩy chúng ta tới Thế chiến III".

Bảo Linh (Sputnik)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: thế chiến II