Tin mới

Nga: Mỹ gửi quân đến Ukraine là phá vỡ Hiệp định Minsk

Thứ hai, 20/04/2015, 14:33 (GMT+7)

Vào ngày 17/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich tuyên bố, lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ đến Ukraine sẽ làm tan vỡ Hiệp định Minsk và là bước đầu tiên để phương Tây cung cấp vũ khí cho quân đội Kiev.

Vào ngày 17/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich tuyên bố, lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ đến Ukraine sẽ làm tan vỡ Hiệp định Minsk và là bước đầu tiên để phương Tây cung cấp vũ khí cho quân đội Kiev.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich

Người phát ngôn Bộ ngoại giao Nga Alexander Lukashevich nhấn mạnh rằng, Hiệp định Minsk được ký kết vào ngày 12/2/2015 viết "thu hồi tất cả các lực lượng nước ngoài, trang thiết bị quân sự, cũng như lính đánh thuê đang ở lãnh thổ của Ukraine dưới sự giám sát của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE)."

Như vậy với việc Washington gửi quân đội đến Ukraine và có ý định đóng quân ở đó lâu dài đã góp phần phá vỡ các thỏa thuận Minsk. Như chúng ta đã biết thỏa thuận Minsk là cơ sở để giải quyết cuộc khủng hoảng tại miền đông Ukraine.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga cũng lưu ý rằng các chương trình đào tạo huấn luyện binh sĩ người Ukraine có thể được xem như là bước đầu tiên để cung cấp cho Ukraine vũ khí hiện đại của Mỹ mà Kiev đang rất mong muốn nhận được nhằm tiến hành cuộc chiến chống lại lực lượng ly khai tại miền đông.

Chính quyền Nga hết sức lo ngại hành động này của Mỹ, nó sẽ phá vỡ sự ổn định không chỉ của Ukraine mà còn lan ra toàn khu vực. Mỹ gửi quân đến Ukraine sẽ đe dọa trực tiếp an ninh của Nga. Bộ ngoại giao Nga cho biết, vào ngày 17/4 đã có 300 lính thuộc Lữ Đoàn Dù của quân đội Mỹ đến Ukraine để huấn luyện cho Ukraine khoảng ba tiểu đoàn.

Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf nhấn mạnh rằng việc chuyển lực lượng Thủy quân lục chiến của Mỹ đến Ukraine không liên quan trực tiếp đến các cuộc xung đột ở miền đông Ukraine, đồng thời nhấn mạnh rằng việc đào tạo cho quân đội Ukraine sẽ được Mỹ tiến hành thường xuyên trong thời gian tới.

Như chúng ta đã biết, vào giữa tháng Hai vừa qua ở Minsk đã diễn hội đàm với các nhà lãnh đạo của Nga, Ukraine, Pháp và Đức. Theo kết quả của cuộc hội đàm, các bên đã ký kết một thỏa thuận ngừng bắn. Nó bắt đầu có hiệu lực ở phía đông của Ukraine từ ngày 15 tháng 2. Theo các chuyên gia, đây là bước tiến quan trọng trong việc lập lại hòa bình tại Ukraine và giúp đất nước này nhanh chóng khôi phục kinh tế, ổn định đời sống của người dân. Tuy nhiên, việc thực thi các thỏa thuận đang bị đe dọa nghiêm trọng nếu một trong các bên vi phạm, và tất nhiên con đường giải quyết khủng hoảng lại thêm mịt mờ đối với khu vực miền đông Ukraine.

Theo Yên Hưng/Newsland

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news