Khi Trung Quốc phát triển, thay đổi thói quen ăn uống của người dân đã dẫn đến những thách thức cho y tế cộng động.
Gout, căn bệnh được xem là của “vua chúa”, cùng với một số bệnh mãn tính khác, đang dần trở nên phổ biến trong giới trung và thượng lưu ở Trung Quốc.
Khi Xu Zhimei chuyển đến thành phố ven biển ở Thâm Quyến 15 năm trước, bà ấy đã bắt kịp một vài điều ở nơi đây. Xu, một cư dân của tỉnh Hà Nam, chỉ ăn thịt vài lần trong năm vào những dịp đặc biệt như khi có đám cưới, khi ai đó mất, hoặc trong kỉ nghỉ Tết Nguyên đán. Lần đầu tiên, Xu ăn hải sản khi khi bà đã ở tuổi 55.
Xu chia sẻ, “Khi tôi chuyển đến Thâm Quyến, tất cả mọi người, trong đó có cả con trai tôi, bảo tôi hãy ăn nhiều thịt và hải sản như để bù đắp cho những thiếu thốn thời còn trẻ. Và khi là người phụ nữ lớn tuổi và chẳng biết gì về thực phẩm, tôi ăn mọi thức trên bàn ăn. Tất nhiên, mọi thứ thật ngon. Cả cuộc đời tôi chưa từng được ăn nhiều thực phẩm như vậy”.
Và giờ đây, người phụ nữ 70 tuổi đang phải đối mặt với gout, được coi là căn bệnh của “vua chúa” vì nó liên quan đến việc ăn nhiều thực phẩm đắt tiền như thịt, hải sản, rượu, thực phẩm nhiều đường và nước ngọt có ga. Chân của Xi bị xưng đau và cứng khớp do sự tích tụ axit uric, cùng với đó là sự xuất hiện các tinh thể sắc nhọn hình kim tự tháp, một triệu chứng của gout. Giống như nhiều người trung và lớn tuổi ở Trung Quốc có cuộc sống khá giả trong những thập kỷ tăng trưởng kinh tế gần đây ở Trung Quốc, Xu mắc phải một loạt các bệnh mãn tính khác, bao gồm tăng huyết áp và béo phì.
Sau khi chồng bà qua đời, Xu rời bỏ cuộc sống nghèo khó ở làng quê để đến sống cùng với con trai, đang là quản lý cho một công ty dịch vụ tài chính tại Thâm Quyến, thành phố nằm ở phía bắc Hong Kong. Thành phố này có tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc kể từ nó được tuyên bố trở thành một đặc khu kinh tế năm 1979. Trong khoảng 35 năm qua, làng chài nhỏ bé với dân số khoảng 30.000 người đã phát triển thành một khu đô thị sầm uất với 11 triệu dân thường trú.
Bệnh gout trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người giàu Trung Quốc. Ảnh minh họa: Internet |
Một nghiên cứu đã thu thập và phân tích dữ liệu từ khắp Trung Quốc đại lục từ năm 2000 đến năm 2014 cho biết sự phổ biến của hiện tượng tăng axit uric trong máu và những trường hợp tiếp triển của gout đang tăng cao trên cả nước. Nghiên cứu kết luận rằng “người dân ở miền Nam Trung Quốc, là khu vực có nền kinh tế phát triển hơn, tiêu thụ nhiều thịt, hải sản và rượu hơn bất kì nơi nào. Do đó, tỉ lệ axit uric ở trong máu của người dân phía Nam Trung Quốc cao hơn các vùng khác”.
Yanzhong Huang, chuyên gia cao cấp cho bộ phận y tế của Hội đông Quan hệ quốc tế cho hay, “Trước kia, mọi người lo ngại không có thực phẩm để ăn. Ngày nay, họ phải lo ngại có quá nhiều thực phẩm để ăn”.
Cũng theo Huang, người nghiên cứu y tế công cộng ở Trung Quốc và Đông Nam Á, các ăn bệnh không truyền nhiễm như gout là mối lo lớn nhất của ngành y tế Trung Quốc hiện nay. Ngoài chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, Huang cho rằng khói thuốc và rượu cũng là những yếu tố dẫn đến sự gia tăng bệnh tật gần đây. Ông trích dẫn một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2012 cho thấy, 49% nam giới trên 15 tuổi hút thuốc. Jun Jing, giáo sư nhân loại học tại đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, người đã nghiên cứu về “giao điểm” của y tế công cộng, lối sống và văn hóa. Ông cho rằng những người trung niên và cao tuổi ở Trung Quốc, đối tượng đã trải qua thời kỳ gia tăng tiền bạc đột ngột trong những năm 1980, đã thiếu kiên nhẫn và không tính đến những hậu quả của các “thú vui” này.
Jing chia sẻ, “tôi nghĩ đây là lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, chúng tôi có nhiều như thế. Chỉ thế hệ trước thôi, chúng tôi vẫn có nạn đói”.
Những người như Xu Zhimei đủ lớn tuổi để nhớ về thời kỳ sóng gió của Trung Quốc với kế hoạch “Đại nhảy vọt” hay “Cách mạng văn hóa” đã dẫn đến nạn đói và cái chết của nhiều triệu người. Chỉ đến khi Đặng Tiểu Bình lên nắm chính quyền năm 1981 nền kinh tế mới có những bước phục hồi.
Nancy Chen, một giáo sư nhân loại học tại Đại học California, người đã có những nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn hóa, thực phẩm và sức khỏe ở Trung Quốc, nói rằng thực phẩm không những là một chỉ số đánh giá mà còn là một biểu tượng của địa vị xã hội. Chen cho biết “Như với bất kỳ loại bệnh, hầu hết mọi người không biết về nó cho đến khi nó xảy ra với họ. Tôi nghĩ là trừ khi nó xảy ra với họ hoặc những người cùng tuổi trong gia đình hay trong cộng đồng, thì đa số mọi người mới có những hiểu biết cần thiết về gout”.
Jiang Zuiyi là một quan chức chính phủ 55 tuổi ở quận Yantian, Thâm Quyến. Lúc đầu, ông nghĩ rằng những vết sưng trên mắt cái chân của mình chỉ là bong gân. Nhưng khi những cơn đau gia tăng, ông đến khám bác sĩ – những người sử dụng kết hợp cả tây y và đông y để chữa trị - thì phát hiện mình bị gout. Ba anh chị em của Jiang, bao gồm một anh trai và hai chị gái, cũng được chuẩn đoán mắc bệnh. Con trai 28 tuổi của Jiang cũng có biểu hiện tăng nồng độ axit uric, một dấu hiệu sớm của bệnh gout.
Jiang được chuẩn đoán mắc gout ở giữa những năm 90, trùng với khoảng thời gian ông chuyển từ Hà Nguyên, một khu vực sâu trong lục địa của tỉnh Quảng Đông, đến Thâm Quyến. Jiang cho biết, món ăn đặc trưng của Hà Nguyên là mướp đắng, cà tím và trứng. Nguồn chất đạm chủ yếu từ thịt gà. Cho đến khi chuyển đến Thâm Quyến, ông đã ăn một lượng lớn hải sản.
Jiang cho rằng sức khỏe của mình suy giảm liên quan đến những “thói quen xấu” của cuộc sống thành phố như là dễ dàng tìm kiếm thức ăn đường phố khi đã khuya, các cuộc họp kinh doanh trên những bàn ăn xa hoa cũng như việc thiếu ngủ.
Hiện tại, Jiang thường đăng tải lên Wechat những nỗ lực để điều trị bệnh gout của mình và khuyến khích những cư dân trẻ tuổi của Thâm Quyến luôn luôn phải để ý đến sức khỏe của mình để tránh những đau đớn do bệnh tật gây ra.
“Nó không thể chữa khỏi. Nó chỉ thuyên giảm phần nào thôi”, Jiang chia sẻ.
Như Ngọc (The Diplomat)