Xảy ra vào năm 1960 tại thành phố Valdivia (Chile), trận động đất mạnh 9,5 độ richter được ghi nhận là lớn nhất trong thế kỷ 20.
Những con số "biết nói"
Trận xảy ra vào ngày 22/05/1960 tại thành phố Valdivia (Chile) gây nên thiệt hại nghiêm trọng khiến gần 5.000 người thiệt mạng và bị thương ở . Nhiều nhà cửa ở Chile bị tàn phá nặng nề.
Trận động đất với cường độ lên tới 9,5 độ richter xảy ra trong 10 phút kèm theo trên dọc bờ biển Chile đã tạo nên thảm họa "kép" thiệt hại khủng khiếp trong lịch sử động đất ở quốc gia này và trên thế giới.
Nhà cửa bị tàn phá nặng nề ở Chile. Ảnh: Britannica
Động đất, sóng thần "nổ" ra khiến cho 2 triệu người dân ở Chile rơi vào tình trạng mất nhà cửa. Tỷ lệ người thiệt mạng là khoảng 1.600 người và hơn 3.000 người bị thương.
Thiệt hại nghiêm trọng sau trận động đất 9,5 độ richter. Ảnh: NPR
Sóng thần cao tới 25m xuất hiện ngay sau cơn đại địa chấn, gây hư hại nghiêm trọng ở cảng Puerto Saavedra thuộc khu vực miền nam Chile và nhiều quốc gia như Nhật Bản, Philippines, phía đông New Zealand và vùng đông nam Australia.
Sóng thần ở Chile năm 1960 cao tới 25m, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho nhiều quốc gia ven biển. Ảnh: Britannica
Theo ước tính, miền nam của Chile thiệt hại tới 550 triệu USD về tài sản.
Cơn địa chấn 9,5 độ richter được cho là nguyên nhân khiến sóng thần xuất hiện và "càn quét đảo Phục Sinh nằm cách bờ biển Thái Bình Dương của Chile tới vài ngàn km và tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ đến các khu vực như Nhật Bản, Philippines và Hawaii.
"Thảm họa" gây ảnh hưởng lớn trong nhiều tuần sau đó. Ảnh: Internet
Hai ngày sau khi xảy ra thảm họa động đất-sóng thần kinh hoàng, ngọn núi lửa Volcán Puyehue bất ngờ "tỉnh giấc" và phun trào mạnh mẽ, tạo thành cột tro bụi 6.000m sau gần 40 năm ngừng hoạt động. Biến cố bất ngờ này đã gây ra nhiều thiệt hại trong nhiều tuần liên tiếp ở Chile.
Theo tính toán của các , năng lượng giải phóng từ thảm họa động đất-sóng thần-núi lửa ước tính lớn hơn 200 lần so với quả bom nguyên tử ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản vào năm 1945 trong Thế chiến thứ II.
Thiệt hại ở Chile do động đất, sóng thần gây ra là hơn nửa tỷ USD. Ảnh: Internet
Theo các nhà khoa học, hiện tượng núi lửa phun trào ở Chile vào năm 1960 là do có liên quan tới trân động đất 9,5 độ richter.
Hé mở nguyên nhân đằng sau "thảm kịch"
Chile là quốc gia nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương (hay Vành đai địa chấn Thái Bình Dương). Đây là khu vực bao quanh Thái Bình Dương, có chiều dài lên tới 40.000 km, nơi xảy ra rất nhiều trận động đất và phun trào núi lửa thuộc hàng mạnh nhất trên Trái Đất.
Do đó, không quá bất ngờ khi Chile trở thành khu vực hứng chịu nhiều thiên tai dữ dội. Chính vị trí địa lý đặc biệt là nguyên nhân khiến quốc gia này liên tiếp gặp phải những trận động đất, sóng thần cực mạnh và gây nhiều thiệt hại to lớn trên nhiểu lĩnh vực.
Theo các thống kê, khoảng 90% các trận động đất trên Trái Đất đều xảy ra tại vành đai lửa này.
Gần 60 năm trôi qua, kể từ sau khi thảm họa khủng khiếp về động đất – sóng thần – núi lửa phun trào xảy ra ở Chile, dư âm về sự mất mát, thiệt hại nghiêm trọng vẫn khiến cho nhiều người bàng hoàng về sức tàn phá khốc liệt của thiên tai.
Bài học được rút ra đó là con người cần phải chủ động tìm kiếm biện pháp trong các công tác dự báo, báo động, phòng tránh, hạn chế đến mức tối đa thiệt hại về người và của. Con người cần phải tìm cách để "chung sống" với những biến động khó lường của thiên tai.