Chiều ngày 1/3, bác sĩ Lê Giang, Khoa Chẩn đoán Hình ảnh, Bệnh viện Nhi trung ương cho hay, kết quả chụp cắt lớp vi tính vi tính cho thấy sọ não của bệnh nhi bị rơi ở tầng 13 của tòa nhà 60B Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung không có tổn thương tụ hay các vấn đề khác.
Theo BS Giang, đối với trường hợp rơi từ độ cao như bệnh nhi này, nếu không biết cách đỡ sẽ có chấn thương sọ não và các tạng trong ổ bụng và đồng thời có thể gãy chân, gãy tay. Đối với người đỡ, nếu không biết cách đỡ có thể chấn thương cột sống cố, gãy tay.
"Trong trường hợp này nếu không đỡ đúng thì cả 2 sẽ bị chấn thương. Tuy nhiên, bạn Mạnh là người biết cách đỡ khi vật nặng rơi từ trên xuống. Trường hợp của bệnh nhi này cực kỳ may mắn. Tôi không thể tưởng tượng được bệnh nhi lại có thể được cứu không bị chấn thương gì khi rơi từ tầng 13 xuống, chắc chỉ pháp màu", trên Doanh nghiệp và Tiếp thị dẫn lời bác sĩ Giang nói và cho biết hiện nay, bệnh nhi mọi thứ vẫn khá ổn, cháu tỉnh táo, không nôn.
Sau khi thở phào về tình trạng bệnh nhân, ai cũng tò mò biết thực tế anh Mạnh đã đỡ sức nặng bao nhiêu của một em bé 3 tuổi rơi từ tầng 12 xuống. Mọi người nhanh chóng tính toán và kính nể khi kết quả đưa ra là 250-400kg.
Theo thầy giáo Lương Văn Huy, một giáo viên ở Hà Nội lý giải: Giả sử bé 3 tuổi nặng 12kg, độ cao 12 tầng là 36m, rơi tự do thì lực lúc anh Mạnh tiếp được theo công thức là: Wt = m.g.h = 12 x 9,8 x 36 = 4233,6j
Do vậy tại thời điểm anh Mạnh tiếp được bé gái thì tương đương với chịu sức nặng tương đương 423,36kg. Nếu bé gái tầm 15kg thì còn chịu lực lớn hơn nữa, tầm khoảng 530kg.
Qua các phép tính Vật lý, có thể thấy một người bình thường đỡ được một vật nặng lên đến khoảng 300 kg, trong điều kiện đứng chới với, không có điểm tựa chắc và tâm lý đang vô cùng lo lắng thì quả thật đó là một "phép màu" trong cuộc sống hiện tại.