Tin mới

Nhóm khách vào phim trường Đà Lạt có biển "thu phí" nhưng không chịu trả tiền, còn lớn tiếng quát nạt: "Mày đụng luật sư rồi đấy con"

Thứ tư, 28/02/2018, 22:36 (GMT+7)

Nhóm du khách ghé thăm 1 phim trường có thu phí ở Đà Lạt, yêu cầu nhân viên phải đưa vé hoặc thẻ nhân viên thì mới trả tiền. Người nhân viên giải thích phim trường còn đang trong quá trình hoàn thiện không in vé thì nhóm hùng hổ quát tháo, quyết định không trả tiền với lý do "cho rút kinh nghiệm".

Nhóm du khách ghé thăm 1 phim trường có thu phí ở Đà Lạt, yêu cầu nhân viên phải đưa vé hoặc thẻ nhân viên thì mới trả tiền. Người nhân viên giải thích phim trường còn đang trong quá trình hoàn thiện không in vé thì nhóm hùng hổ quát tháo, quyết định không trả tiền với lý do "cho rút kinh nghiệm".

Nhóm khách bắt nhân viên phim trường đưa vé thì mới trả tiền, được giải thích xong thì quay lưng đi thẳng

Mới đây, bức tường "sống ảo" của Tiệm bánh Cối xay gió tại Đà Lạt bất ngờ xuất hiện những hình vẽ lạ kỳ quái. Bức tường đó vốn là tài sản của riêng tiệm bánh, chẳng phải tự nhiên mà mọc lên đẹp đẽ đến thế, nay tự nhiên có người đến bôi bẩn khiến ai nhìn cũng phải bất bình.

Nhóm khách vào phim trường Đà Lạt có biển thu phí nhưng không chịu trả tiền, còn lớn tiếng quát nạt: Mày đụng luật sư rồi đấy con - Ảnh 1.

Hình ảnh bức tường tại Tiệm bánh Cối xay gió (Đà Lạt) bị bôi bẩn.

Thế rồi cũng tại Đà Lạt, có thêm một câu chuyện khác cũng nói về cách hành xử của du khách đến đây  làm nhiều người lại phải lắc đầu ngán ngẩm. 

Chuyện là có nhóm khách từ xa đến với Thành phố hoa, ghé thăm 1 phim trường có biển thu phí đàng hoàng nhưng khi gặp nhân viên đòi trả phí thì lại hoạnh họe, bắt bẻ, cuối cùng thì bỏ đi chẳng chịu trả đồng nào với lý do "cho rút kinh nghiệm". 

Câu chuyện trên được chính nữ chủ nhân của phim trường chia sẻ cùng Cộng đồng mạng khiến nhiều người chú ý: "Có 1 đoàn khách đi xe con vào chỗ mình tham quan. Lúc họ đi vào cổng thì anh trai mình (nhân viên bảo vệ và thu phí) đến nói rõ phí tham quan là 30.000đ/người. 

Khách yêu cầu phải có biên nhận, vé hoặc thẻ nhân viên mới trả phí và tiếp tục đi vào trong. Anh trai mình nói là vẫn còn nhiều mục chưa hoàn thiện nên phim trường chưa in vé và làm gia đình nên không có thẻ nhân viên.

Họ không đồng ý với lời nói của anh mình và cứ thế đi vào bên trong tham quan. Lúc họ đi ra anh mình đi theo và đưa điện thoại cho 1 người trong nhóm đó rồi nói: 

- Chị chụp cho em tấm hình đi chị. 

- Chị kia quát lên: Em định chụp hình chị rồi đăng lên mạng nói chị quỵt tiền chứ gì? 

- Anh mình nói: Dạ không. Em gửi cho sếp em, chứ chị không trả tiền em đâu biết ăn nói với sếp làm sao.

 - Lúc ấy 1 người đàn ông quát lên: Mày đụng luật sư rồi đấy con! Nếu mà có chuyện đó tao đốt sạch chỗ này! 

Sau khi lời qua tiếng lại thì nhóm khách yêu cầu gặp giám đốc hoặc người quản lí mới trả tiền. Họ nói chỉ cho bên mình 5 phút để gặp. 

Lúc đấy mình có nhờ bác mình là quản lý đến nói chuyện, bác có giải thích rằng bên mình mới đi vào hoạt động, nhiều mục vẫn đang thi công vì thế chưa in vé, nhưng cảnh quan đã ổn định nên thu phí để trang trải trong quá trình hoàn thiện. 

Khi bác mình giải thích xong thì bên nhóm khách có người móc tiền ra định trả. Nhưng người con gái (giới thiệu là luật sư) ngăn lại không cho trả và nói để cho bên mình rút kinh nghiệm".

Cuối cùng nữ chủ nhân cũng chia sẻ thêm, trong sự việc này chị không nói ai đúng, ai sai mà chỉ là không đồng tình với cách cư xử của nhóm du khách, bởi mọi cảnh quan trong phim trường đều do bên chị dày công tôn tạo, phim trường mới đi vào hoạt động chưa có vé khách có thể góp ý chứ đừng nặng lời như vậy.

Nhóm khách vào phim trường Đà Lạt có biển thu phí nhưng không chịu trả tiền, còn lớn tiếng quát nạt: Mày đụng luật sư rồi đấy con - Ảnh 2.

Trước cổng phim trường đã treo biển thu phí rõ ràng - Ảnh: NVCC

Câu chuyện trên được đăng tải lên Facebook ngay lập tức đã thu hút rất đông sự quan tâm của cộng đồng mạng. Nhiều người cho rằng việc nhóm khách yêu cầu phải có vé, phải xuất trình thẻ nhân viên rồi mới trả tiền thật ra cũng có phần hợp lý, trên mạng chẳng phải nhan nhản những trường hợp đóng giả nhân viên lấy tiền của khách, khách vì cả tin đã phải mất tiền 2 lần chỉ để hưởng 1 dịch vụ đấy thôi.

Tuy nhiên bên cạnh đó cộng đồng mạng cũng cho rằng nhóm khách này quả thực đã hành xử máy móc, bắt bẻ, thậm chí là bảo thủ và thiếu thân thiện. Bằng chứng là khi mà quản lý của phim trường kia đến nói chuyện, giải thích chuyện thu phí rất hợp tình hợp lý thì nhóm này vẫn quyết không trả tiền, thay vào đó là quay lưng bỏ đi không 1 lời xin lỗi.

Chị B.A bình luận: "Mình cũng giống nhóm bạn này, đi đâu du lịch phải trả phí phải cầm được biên lai hoặc vé mới yên tâm, nhỡ đâu bị người khác đóng giả nhân viên lừa thì sao? 

Nhưng nhóm này cũng máy móc, bảo thủ quá, quản lý người ta đã ra giải thích rồi mà vẫn không trả tiền, trước đó lại còn thái độ quát nạt, dọa dẫm nhân viên. Phim trường này còn hiền đó chứ như các chỗ khác họ đuổi thẳng rồi".

"Nhóm này kỳ thật, người ta giải thích cho hiểu rồi, mình cũng vào tham quan rồi thì đóng tiền cho người ta, người ta chẳng đề biển thu phí rồi còn gì." - anh K.L đồng ý kiến.

Nhóm khách vào phim trường Đà Lạt có biển thu phí nhưng không chịu trả tiền, còn lớn tiếng quát nạt: Mày đụng luật sư rồi đấy con - Ảnh 3.

Một góc trong phim trường - Ảnh: NVCC

photo-3

 
Nhóm khách vào phim trường Đà Lạt có biển thu phí nhưng không chịu trả tiền, còn lớn tiếng quát nạt: Mày đụng luật sư rồi đấy con - Ảnh 5.

Từng tiểu cảnh của phim trường được chủ nhân chia sẻ là đều tự tay dày công xây dựng - Ảnh: NVCC

Chủ phim trường: "Chỗ mình có biển thu phí đàng hoàng, khách không thấy thỏa đáng có thể không vào"

Liên hệ với chị Quỳnh Mai (tên nhân vật đã thay đổi) là chủ nhân của phim trường trong câu chuyện nói trên, cũng là người đã đăng tải câu chuyện lên mạng xã hội, chị Mai cho biết nhóm khách kia gồm 5 người, ghé thăm phim trường bên chị vào ngày mùng 10 tháng Giêng (tức ngày 25/2 Dương lịch).

"Chỗ chị đang được xây dựng thành 1 phim trường thu nhỏ để các bạn trẻ đến đây chụp ảnh, uống cà phê và có một số căn chòi nhỏ để khách thuê nghỉ ngơi hoặc ăn uống. Phim trường mới được đưa vào hoạt động từ tháng 12 vừa qua thôi, bình thường có 2 nhân viên, trong đó có anh trai chị vừa là bảo vệ vừa thu vé của khách luôn.

Tất cả những cây hoa, miếng gỗ, lối mòn ở phim trường là do bọn chị từng ngày từng ngày mang từ phố vào cách hơn 10km. Tất cả đều là mồ hôi công sức suốt mấy tháng trời. Thế nên khi khách tỏ thái độ như vậy, chị cũng cảm thấy ấm ức. 

Vì chỗ của chị có cổng, rào chắn , bảng "thu phí " đàng hoàng, nếu khách cảm thấy không thỏa đáng, không tin tưởng thì có thể không vào. Đằng này khách vẫn ngang nhiên đi vào rồi chê trách bọn chị" - chị Mai chia sẻ.

Nhóm khách vào phim trường Đà Lạt có biển thu phí nhưng không chịu trả tiền, còn lớn tiếng quát nạt: Mày đụng luật sư rồi đấy con - Ảnh 6.
 
Nhóm khách vào phim trường Đà Lạt có biển thu phí nhưng không chịu trả tiền, còn lớn tiếng quát nạt: Mày đụng luật sư rồi đấy con - Ảnh 7.
 
Nhóm khách vào phim trường Đà Lạt có biển thu phí nhưng không chịu trả tiền, còn lớn tiếng quát nạt: Mày đụng luật sư rồi đấy con - Ảnh 8.

Một số hình ảnh khác của phim trường - Ảnh: NVCC

Chị Mai cũng cho biết thêm, trước đó có nhóm khách đến phim trường tham quan đã tự ý quay ngược biển thu phí trước cổng vào trong rồi tự nhiên vào chơi, bị yêu cầu trả tiền thì nói do không có biển thông báo từ cổng nên không chịu trả tiền. Rút kinh nghiệm từ đó bên chị đã treo 1 tấm biển đề chữ "thu phí" ở ngay vị trí dễ quan sát trước cổng để báo cho du khách biết.

"Bên chị đã treo bảng thu phí ở vị trí dễ quan sát. Cũng giống như vườn dâu tây, vườn hoa, vườn bí ngô hay nhiều điểm tham quan khác ở Đà Lạt, bọn chị đều là kinh doanh gia đình nên không có vé hay biên lai. Nếu khách nào cũng hành động như nhóm khách kia thì chẳng ai kinh doanh được mất" - chị Mai tâm sự.

Theo Helino/Trí thức trẻ

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news