Tin mới

Những ai không nên ăn đậu bắp?

Thứ tư, 19/10/2022, 18:05 (GMT+7)

Được mệnh danh là “nhân sâm xanh” tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được đậu bắp.

Người có vấn đề về đường ruột: Đậu bắp chứa nhiều fructan, là dạng carbohydrate có thể gây tiêu chảy, đầy hơi với các bệnh nhân có vấn đề về đường ruột. Đặc biệt, với những bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích hay các bệnh đường ruột khác rất dễ nhạy cảm với các loại thực phẩm giàu fructan như đậu bắp.

Người bị sỏi thận: Những ai từng mắc sỏi thận cũng đều tránh dùng quả đậu bắp bởi vì quả đậu bắp có chứa lượng oxalate lớn dễ tạo nên sỏi thận với dạng calcium oxalate.

Người bị viêm khớp, đau khớp: Đậu bắp chứa solanine có liên quan đến viêm khớp, đau khớp. Solanine còn có mặt trong khoai tây, cà tím, cà chua, atiso và dâu tây.

Bệnh nhân đang uống thuốc chống đông máu: Việc ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin K sẽ gây tác dụng ngược với các bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu như warfarin (thuốc ngăn ngừa sự kết tụ huyết khối gây tắc nghẽn đường dẫn máu lên não hoặc vào tim). Vitamin K còn được xem là trợ thủ cho việc hình thành huyết khối, làm tắc nghẽn đường truyền máu tới tim hoặc não, vô cùng nguy hiểm.

Đậu bắp mang đến hàng loạt những công dụng về sức khỏe cho con người. 
Đậu bắp mang đến hàng loạt những Công dụng về sức khỏe cho con người. 

Hiện nay, đậu bắp được trồng chủ yếu ở những nơi có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đậu bắp chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cần thiết cho cơ thể. Không những vậy, với hàm lượng chất xơ cao, loại rau ăn quả này còn được mệnh danh là 'thần dược' giúp nhuận tràng rất tốt. Cụ thể:

Giúp xương chắc khỏe: Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, loại thực phẩm này chứa hàm lượng lớn vitamin K và folate, là những hoạt chất giúp tăng cường sức khỏe cho hệ xương khớp nhờ khả năng tăng mật độ xương, ngăn ngừa hiện tượng loãng xương ở người già.

Ngừa bệnh thiếu máu: Trong quả đậu bắp rất giàu vitamin K, vitamin B, sắt, kẽm, kali, mangan… Đây đều là những chất quan trọng giúp tạo ra nhiều tế bào hồng cầu trong cơ thể. Bởi vậy, nếu muốn ngăn ngừa và điều trị thiếu máu, hãy tích cực ăn hoặc uống nước ép đậu bắp hàng ngày.

Chữa ho và viêm họng: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước ép đậu bắp được xem là vị thuốc bình dân giúp trị đau họng và ho. Loại nước ép này có tính kháng khuẩn và khử trùng rất tốt nên giúp cải thiện các triệu chứng ho, đau họng.

Cải thiện sinh lý nam giới: Một nghiên cứu gần đây cho biết đậu bắp có chứa dạng glucide phức polysaccharide và các thành phần dinh dưỡng hữu ích, có thể giúp tăng cường dòng máu chảy vào vùng sinh dục, gây cương cứng. Điều này đã góp phần cải thiện sinh lý phái mạnh.

Loại bỏ lượng cholesterol xấu: Bản chất của đậu bắp là loại thực phẩm giàu chất xơ hòa tan, nên có khả năng làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể một cách hữu hiệu. Ngoài ra, sử dụng đậu bắp thường xuyên cũng giúp bảo vệ hệ tim mạch khỏi những triệu chứng hay mắc phải về tim mạch.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Chất xơ có trong đậu bắp có thể giúp kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu, cũng như giúp giảm táo bón. Đậu bắp hoạt động như một thuốc nhuận tràng tự nhiên, hàm lượng chất xơ trong đậu bắp liên kết với các độc tố và làm giảm nhu động ruột.

Tuy nhiên, đối với những người bị hội chứng ruột kích thích hoặc gặp vấn đề về đường ruột thì không nên ăn quá nhiều đậu bắp vì nó có hàm lượng fructan cao, dễ gây tiêu chảy.

Giảm triệu chứng hen suyễn: Trong đậu bắp có chứa hàm lượng vitamin C và các chất chống oxy hóa cao. Loại vitamin này có liên quan đến khả năng giảm bớt các vấn đề về đường hô hấp như hen suyễn. Do đó, khi dùng đậu bắp thì bạn sẽ đỡ khó chịu hơn với các triệu chứng hen, đồng thời giảm khả năng bị hen suyễn.

Chọn và chế biến đậu bắp đúng cách

Để có được những lợi ích tốt từ đậu bắp, khi mua đậu bắp tươi, nên chọn quả không quá mềm, không có vết thâm bên ngoài vỏ, và không dài quá 8cm và chỉ trữ để dùng trong không quá 3 hoặc 4 ngày.

Nên rửa cả trái trước khi thái thành miếng nhỏ để chế biến thức ăn chứ không nên rửa sau khi thái để thành phần dinh dưỡng không bị hao hụt.

Khi chế biến, nên nấu chín ở nhiệt độ thấp, vừa phải, không nấu, nướng đậu bắp ở nhiệt độ cao, tốt nhất là hấp chín.

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: đậu bắp