Tuần trước, phía Mỹ khiến cuộc chiến thương mại trở nên kịch tính hơn khi thông báo dự định đánh thuế 25% thay vì 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Lighthizer chính là người đứng sau ý tưởng này.
Tháng trước, Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã có 2 tiếng "bị quay" trước Quốc hội, đối mặt với những lời phàn nàn về các tác động phụ mà Chính sách thuế quan của Tổng thống Trump gây ra đối với cá hồi Alaska, tôm hùm Maine và thịt gà sản xuất ở Delaware.
"Chẳng có ai tuyên chiến với Canada cả", Lighthizer một mực khẳng định, dù sau đó ông thừa nhận rằng việc sử dụng mục 232 của Dự luật khuếch trương thương mại năm 1962 để đánh thuế nhôm và thép nhập khẩu là hành động gián tiếp coi Canada là 1 mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.
Khi bị hỏi dồn liệu kết luận này đã có được Ủy ban an ninh quốc gia xem xét kỹ lưỡng hay không, Lighthizer ngập ngừng cho rằng làm vậy là trách nhiệm của Bộ Thương mại Mỹ chứ không phải của riêng ông.
Cố gắng làm dịu đi những gợn sóng phản đối tại Quốc hội là công việc quen thuộc của Lighthizer.
Trong phần lớn trường hợp thì điều đó đồng nghĩa với trấn an các nhà làm luật rằng Mỹ đã thảo luận kỹ càng với EU cũng như các đối tác thương mại như Mexico và Canada hay xóa tan ấn tượng rằng thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc "giống như chọc vào tổ ong bắp cày và sẽ gây ra một loạt rắc rối với các đồng minh thân cận ở khắp nơi trên thế giới" (theo như miêu tả của 1 nghị sĩ Mỹ).
Tuy nhiên sẽ là sai lầm nếu đánh đồng sự nhún nhường của Lighthizer với sự thiếu tự tin. Trước đây là 1 luật sư, Robert Lighthizer – người nổi tiếng với bức tranh chân dung to bằng người thật treo trong nhà – chưa bao giờ thiếu tự tin.
Và không giống như hầu hết những người còn lại trong nội các của ông Trump, Lighthizer biết rõ mình muốn gì và phải làm như thế nào để đạt được mục tiêu, ngay từ ngày đầu nhậm chức.
Hãy để cho các nguyên lý kinh tế quyết định mọi thứ
Tuần trước, phía Mỹ khiến trở nên kịch tính hơn khi thông báo dự định đánh thuế 25% thay vì 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Lighthizer chính là người đứng sau ý tưởng này. T
uy nhiên, ông không phải là người đơn thuần ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ. Lighthizer thường xuyên công khai lên tiếng ủng hộ tự do thương mại, lợi thế cạnh tranh và những thứ mà ông gọi đơn giản là "kinh tế".
"Nguyên tắc cơ bản ở đây là nước Mỹ muốn tự do thương mại, không có bất cứ rào cản nào", Lighthizer giải thích trong phiên điều trần trước Quốc hội ngày 26/7. Theo ông, chính quyền Trump "muốn có được vị thế mà trong đó Mỹ cạnh tranh với các quốc gia khác trên cơ sở hai bên bình đẳng, không có rào cản, hãy để cho các nguyên lý kinh tế quyết định mọi thứ".
Tuy nhiên, tự do thương mại theo quan điểm của Lighthizer không nằm ở mục tiêu mở cửa thị trường mà là ở cam kết sử dụng những "vũ khí" công khai để đạt được chúng.
Kể từ khi GATT – tiền thân của Tổ chức Thương mại quốc tế WTO – ra đời năm 1947, quan điểm ủng hộ hợp tác đa phương trong thương mại quốc tế ngày càng nhận được nhiều sự ủng hộ.
Thế giới nở rộ các hiệp định thương mại đa phương với sự tham gia của nhiều nước, trong đó các rào cản thương mại đồng loạt được dỡ bỏ dựa trên nguyên tắc "tối huệ quốc". Trong khi đó, Lighthizer ưa thích các hiệp định song phương chỉ có 2 quốc gia thống nhất cùng giảm bớt rào cản thương mại cho nhau, các vấn đề được giải quyết theo từng nước, từng vụ việc.
"Chúng ta không nói về 1 sân chơi chung mà sẽ nói với từng nước rằng: Mỹ sẽ cho bạn con đường tiếp cận thị trường tốt hơn so với phần còn lại của thế giới, và đổi lại hãy cho chúng tôi những lợi thế tương đương", ông từng phát biểu trước Quốc hội.
Để đạt được các mục đích dễ dàng tiếp cận thị trường và ít rào cản hơn, Lighthizer không ngại ngần sử dụng các hành động đơn phương.
Do đó như những gì chúng ta đang thấy hiện nay, sắc lệnh hành pháp, áp lực ngoại giao và các công cụ pháp lý như mục 232 của Dự luật khuếch trương thương mại năm 1962 được Mỹ tận dụng để đảo lộn các thỏa thuận thương mại hiện hữu và gây sức ép buộc các đối tác phải ngồi vào bàn đàm phán.
"Chủ nghĩa Lighthizer" không đồng nghĩa với "đắp lũy xây thành" biến nước Mỹ thành 1 ốc đảo mà là lấy lại những gì được coi là lợi thế bị đánh mất của các nhà sản xuất Mỹ trên thương trường quốc tế.
Đó không phải là điềm báo trước về "dấu chấm hết cho toàn cầu hóa" mà là thời kỳ khốc liệt hơn. Và Lighthizer không muốn bảo vệ các công ty Mỹ trước sự cạnh tranh, ngược lại ông muốn nghiêm khắc hơn với họ.
"Chúng ta cần phải đảm bảo rằng các lực thị trường sẽ quyết định ai được sống sót, ai phải hi sinh", ông nói. Lighthizer coi chiến tranh thương mại là con đường dẫn tới thương mại tự do. Và để chống lại "chủ nghĩa tư bản nhà nước" trên thị trường Trung Quốc, Mỹ phải học tập mô hình này của đối thủ.